Nước Anh đỉnh cao của quyền lực tài chính - phần 12

Tài chính gia và chính trị gia

Không còn nghi ngờ gì nữa, chính trị gia và tài chính luôn luôn song hành với nhau
- Rothschild –

Kể từ nửa thế kỷ XIX, gia tộc Rothschild ngày càng củng cố vị thế bá chủ của mình trong lĩnh vực tài chính thế giới, bắt đầu leo lên đỉnh cao quyền lực. Ảnh hưởng và vai trò của họ trong chính giới tăng lê rõ rệt. Họ tạo dựng mối quan hệ cá nhân hết sức gắn kết với những chính khách hàng đầu của các quốc gia, tham gia vào việc hoạch định và thực hiện các vấn đề đại sự của quốc gia. Từ phía sau bức rèm và không bao giời xuất đầu lộ diện, "bậc thầy Rothschild" trờ thành một thế lực mới nổi mà không một đảng phái hay lực lượng chính trị nào dám coi thường và dốc sức tranh giành.

Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli
Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli

Nhà lãnh đạo Đảng Tự do Anh – Grande Granville, đã long trọng nói với Nữ hoàng Anh rằng Rothschild đại diện cho một tầng lớp đặc biệt với vị thế tài chính vững mạng vô cùng, đầu óc xuất chúng, có mối quan hệ xã hội rộng khắp và tầm ảnh hưởng không thể coi nhẹ đến nhiều ghế trong Hạ viện. Tốt hơn hết là cần nhanh chóng kết nạp họ vào tầng lớp quý tộc để họ không bị Đảng Bảo thủ lôi kéo.

Mối quan hệ cá nhân giữa gia tộc Rothschild và Thủ tướng Anh Disraeli là hết sức mật thiết. Disraeli thắng cử phần lớn là nhờ vào sự hỗ trợ từ phía sau của gia tộc cự phú Rothschild. Disraeli nhiều lần ca ngợi gia tộc Rothschild và các nhà tài phiệt Do Thái khác vì lòng trung thành của họ đối với Đảng Tự do. Trong thời gian cầm quyền, Chính phủ Anh đã mở rộng ra nước ngoài và hỗ trợ phong trào Zionist (Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái) hết mức. Rothschild và Thủ tướng Disraeli còn gọi nhau là "Người bạn thân nhất của tôi", "Người bạn tốt nhất và đáng tin cậy nhất của gia tộc chúng tôi".

Thủ tướng Anh Disraeli cũng là người Do Thái, và đã hoạt động trong đời sống chính trị của Anh suốt hơn 30 năm. Ông gặp Rothschild năm 1838 và trở thành thân tín của gia tộc Rothschild. Ông được bầu làm thủ tướng lần đầu tiên năm 1848. Năm 1846, Lionel Rothschild đã giúp Disraeli triển khai thương vụ đầu cơ tuyến đường sắt Pháp. Thủ tướng tuy là một chính trị gia cao cấp, một nhà văn với rất nhiều tác phẩm đồ sộ, nhưng ông lại vô cùng xui xẻo về tài chính cá nhân và luôn phải đối mặt với một mớ hỗn độn của nợ nần. May nhờ sự giúp đỡ của Lionel, năm 1846, Disraeli đã trả hết món nợ hơn 5.000 bảng.

Khi đó, dân tình đồn đại rằng tình hình tài chính cá nhân của Disraeli cực kỳ tồi tệ và nợ nần rất nhiều. Và túi tiền của gia tộc Rothschild luôn theo sát phía sau và giúp Thủ tướng xử lý các khoản nợ. Gia tộc Rothschild một mực bác bỏ tin đồn này, đồng thời liệt kê danh sách thu nhập riêng của Thủ tướng, đặc biệt là tiền nhuận bút từ lượng lớn các tác phẩm của ông cũng đủ để trả hết nợ. Thật vậy, với tư cách là chủ nợ nên chắc chắn gia tộc Rothschild phải có sự hiểu biết tốt nhất về tình hình tài chính của Thủ tướng.

Disraeli và vợ - bà Marian không có con, họ gần như coi năm đứa con của gia tộc Rothschild như con ruột của mình. Tất cả các ngày nghỉ trong năm, họ đều đến ở chung với gia tộc Rothschild. Mùa hè năm 1845, Marian tuyên bố cô con gái 6 tuổi của Nathan Rothschild – Evelina là người thừa kế duy nhất cho toàn bộ tài sản của Disraeli. Phu nhân của Nathan – bà Charlotte rất ngạc nhiên trước tấm thịnh tình này và khéo léo từ chối. Nhưng bà Marian đã viết xong di chúc: "Từ lâu chúng ta đã là người một nhà". Không chỉ vậy, bà còn chỉ định tặng cho Evelina món trang sức hình cánh bướm yêu thích nhất của mình.

Đây quả là một mối giao tình không hề tầm thường.

Disraeli rất sùng tín đạo Do Thái và coi Lionel là một người tri kỷ trong tôn giáo của mình. Hai người họ đã vô số lần dốc bầu tâm sự về lý luận chung về chuyện quốc gia đại sự và chính trị.

Trong tiểu thuyết nổi tiếng nhất Corningsby của Disraeli, nhân vật nam chính là sự kết hợp dựa trên hình tượng của Lionel và Disraeli. Từ xuất thân, nghề nghiệp, niềm tin tôn giáo, tính cách đến ngoại hình của nhân vật nam chính rõ ràng là bản sao của Lionel.

Ngoài Thủ tướng Disraeli, một Thủ tướng Anh khác là Bá tước Archibald Primrose xứ Rosebery còn trở thành con rể của gia tộc Rothschild, ông kết hôn với Hannah Rothschild. Năm 1884, Archibald là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh, Ngân hàng gia tộc Rothschild ở London trích ra 50.000 bảng từ khoản vay nợ mới của Ai Cập cho Archibald sử dụng. Khoản tiền gửi trực tiếp vào tài khoản của Hannah. Ngân hàng gia tộc Rothschild ngày càng có khả năng quán xuyết hết mọi chuyện trong thiên hạ, từ chuyện quốc gia đại sự đến chuyện gia tộc của mình.

Từ mối quan hệ chu đáo với giới chính trị, nên trong giai đoạn 1865 – 1914, nước Anh phát hành tổng cộng 4 tỷ bảng trái phiếu quốc gia, gia tộc Rothschild nhận bảo lãnh ¼ trong số đó. Ngày cả ngân hàng Barings trước đó, tập đoàn Morgan sau này và Seligman của Mỹ cùng thời kỳ đó cũng rất khó vươn tới tầm của Ngân hàng Rothschild trên thị trường tài chính thế giới, vị trí của họ là không thể lay chuyển.

Đối với tất cả các chính trị gia mà nói, chiến tranh chắc chắn sẽ rất đắt đỏ. Năm 1899, nhà văn kiêm chủ ngân hàng Ba Lan – Ivan Blauchi ước tính chi phí khai chiến giữa các nước lớn ở châu Âu là khoảng 4 triệu bảng mỗi ngày. Năm 1902, nhà kinh tế học người Anh – John Hobson nói rằng, chừng nào Ngân hàng Rothschild và các chi nhánh của nó còn từ chối, không một quốc gia châu Âu nào có thể gánh vác nổi chiến tranh.

Trích "Chương 2, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét