Nước Đức cái nôi của các chủ ngân hàng quốc tế - phần 11

Nghị viện theo phái tự do: trở ngại trên con đường thống nhất nước Đức

Năm 1815, chiến tranh Napoléon kết thúc. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã thần thánh, nhiều quốc gia đã thành lập nên một Liên bàng Đức có tổ chức lỏng lẻo do Áo lãnh đạo. Vinh quang Napoléon dần tàn lụi, ảnh hưởng của Pháp với Đức ngày càng suy yếu, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy và phong trào thống nhất nước Đức ngày càng mạnh mẽ. Kể từ cuộc Cách mạng châu Âu năm 1848, sự thống nhất nước Đức đã hình thành hai luông tư tưởng: hoặc là thành lập Đế quốc Đức vĩ đại gồm tất cả các dân tộc German, bao gồm cả đế quốc đa sắc tộc Áo; hoặc là thành lập một nước Đức nhỏ với Áo là cốt lõi. Cân nhắc từ tình hình thực tế, Bismarck quyết định đi theo con đường hướng đến một nước Đức nhỏ.

Sau khi Chiến tranh Pudan kết thúc, Áo trở thành trở ngại chính cho tham vọng của Bismarck nhằm thống nhất nước Đức. Để đạt được mục tiêu này, Bismarck vẫn áp dụng chiến lược sử dụng chiến tranh với nước ngoài để tìm kiếm sự đồng thuận trong nước, buộc Quốc hội phải trao quyền và củng cố vị thế của mình trong nước Phổ. Người xưa có câu "Thượng binh phạt giao" (Trước khi động binh thì phải trừng phạt bằng ngoại giao). Bismarck nhận ra cơ hội khi Ý phản kháng lại ách cai trị của Áo và ông thiết lập một liên minh chiến lược với Ý. Đồng thời, lợi ích đáng kể từ các mỏ than ở khu vực Saar đã khiến Pháp mê mẩn, buộc Napoléon III phải giữ thế trung lập.

Bismarck cũng lợi dụng tranh chấp Nga-Áo ở vùng Balkan để tìm kiếm tiếng nói chung với Nga. Còn Vương quốc Anh tỏ ra không mấy nhạy cảm với các xu hướng tiềm năng của cán cân quyền lực ở châu Âu. Mặc dù Vương quốc Anh không muốn thấy nước Đức hoàn tất tiến trình thống nhất. Xét từ tình hình thực tế, Áo có vẻ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Đó là chưa kể, Anh vẫn còn tư tưởng muốn khắc chế nước Pháp từ thời Napoléon tới giờ. Thế nên Bismarck tin rằng Anh dù không hài lòng với cuộc chiến Phổ-Áo, nhưng họ sẽ không quyết liệt phản đối. Sau những động thái tích cực của Bismarck, đến mùa hè năm 1864, Phổ có nhiều bạn và ít kẻ thù hơn Áo.

Tại thời điểm này, điều đáng lo ngại nhất đối với Bismarck vẫn là vấn đề tiền bạc.

Cuộc chiến Pudan đã gây ra những vết thương nặng về mặt tài chính cho Phổ. Thặng dư tài chính suốt bao nhiêu năm đã bị xóa sổ vì ngọn lửa chiến tranh. Khả năng tiêu ngốn tiền bạc khủng khiếp của chiến tranh đã mang lại cho Bismarck những cảm giác trực tiếp nhất.

Trong chiến tranh, yếu tố thực tế nhất chính là tiền bạc!

Từ 1864 đến năm 1866, Bismarck cố gắng hết sức để làm hai việc: dốc sức kiếm từng xu nhằm giúp Phổ chuẩn bị chiến tranh, và làm mọi cách có thể để ngăn Áo huy động vốn trên thị trường tài chính châu Âu nhằm phục vụ chiến tranh. Chiến lược của Bismarck là đẩy đối thủ vào tình thế tuyệt vọng về tài chính và uy hiếp bằng chiến tranh để khiến sức mạnh của Áo đi xuống. Tình hình tài chính của Áo tồi tệ hơn Phổ, ngân sách đang dần cạn kiệt và đứng trên bờ vực phá sản khi phải dốc sức đàn áp các cuộc bạo loạn của chủ nghĩa dân tộc ở Balkan và các khu vực khác. Hai bên đều không muốn công khai tình trạng khủng hoảng tài chính, họ bí mật gây quỹ ở hậu trường nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn. Như bao lần khác, điều khó chịu nhất đối với Bismarck là Quốc hội vẫn từ chối các dự toán ngân sách của ông và tuyên bố rằng, Chính phủ không có quyền sử dụng ngân quỹ mà không có sự chấp thuận của Quốc hội, nếu không các bộ trưởng Chính phủ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc này. Bismarck đã phản ứng gay gắt. Ông đánh giá phe đối lập nghị viện đang theo đuổi chính sách đối ngoại cản trở nhà vua, và khách quan mà nói thì điều đó chẳng khác gì hành động của những "kẻ bán nước". Bismarck biết rằng nhiều người thuộc phe tự do của nghị viện cũng rất hân hoan với chiến thắng của Phổ trong Chiến tranh Pudan. Những cáo buộc phản quốc của ông nhằm làm tổn thường lòng tự trọng của những người này, khiến họ phải thay đổi ý kiến. Những nhân vật cuồng tín trong phe tự do của nghị viện cũng chẳng phải tay vừa, có người đã chỉ trích Bismarck lừa gạt nghị viện và quốc vương. Bismarck hay tin thì nổi trận lôi đình, lập tức đưa ra yêu cầu quyết đấu. Giới chính trị Berlin rung chuyển. Cần phải biết rằng màn quyết đấu là sự pha trộn giữa lòng can đảm và sự liều lĩnh. Một khi trận chiến bắt đầu thì sẽ không thể rút lui. Xác suất không hết thì bị thường là rất cao. Đường đường là thủ tướng Phổ mà lại không may vong mạng trong một màn quyết đấu thì tình hình châu Âu sẽ thay đổi đột ngột. Bismarck vốn là một người nóng nảy, dữ dội. Khi còn học đại học, ông đã từng giao đấu với 27 người, và lòng can đảm của ông thật đáng kinh ngạc. Breslauer và những người khác vội vàng can ngăn họ, ngay cả Rothschild ở tận Paris, cũng lo ngại trước tình hình này. Cuối cùng, màn quyết đấu đã bị ngăn cản, và nỗi lo của Bismarck về khoản ngân sách dành cho chính phủ bị Quốc hội từ chối ngày một nhiều hơn.

Bismarck quá khao khát tiền bạc, nếu không có tiền bạc thì lý tưởng của ông chỉ là một giấc mơ, và cuối cùng giấc mơ đó sẽ phai màu và tan thành ảo mộng.

Trích "Chương 1, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét