Nước Anh đỉnh cao của quyền lực tài chính - phần 1

Nước Anh đỉnh cao của quyền lực tài chính

Ai kiểm soát cán cân quyền lực trên thế giới?

Ai thống trị Quốc hội của chúng ta, đó là những người theo chủ nghĩa tự do hay theo chủ nghĩa bảo hoàng?

Ai đã thức tỉnh những người Tây Ban Nha yêu nước không biết đến sợ hãi?

Ai sẽ giúp thế giới duy trì một trật tự cũ trong khi vẫn tạo ra một kỷ nguyên mới, dù đó là nỗi đau hay niềm vui?

Ai là kẻ xoay vần chính trị trong lòng bàn tay?

Đó có phải là hình bóng hiên ngang, dũng cảm của Napoléon Đại đế?

Không, đó là Rothschild – một người Do Thái và cộng sự của ông, Barings – một tín đồ Cơ-đốc giáo.

-Byron-

CHỈ DẪN CHƯƠNG

Kể từ khi chủ nghĩa tư bản thương nghiệp phát triển vào thế kỷ XVI, nước Anh đã tận dụng ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa; tận dụng triệt để quá trình mở rộng thương mại ở nước ngoài và bành trướng thuộc địa, nhanh chóng tích lũy khối tài sản khổng lồ. Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp mà nổi bật là động cơ hơi nước Watt vào những năm 1870, sức sản xuất của Vương quốc Anh tăng nhanh chóng. Việc thành lập Ngân hàng Anh năm 1694 là một sự kiện lớn trong lịch sử. Cuối cùng các chủ ngân hàng Anh đã khám phá ra sức mạnh của tín dụng và dự đoán đó sẽ là một bộ phận quan trọng của lưu thông tiền tệ. Nhờ năng lực sản xuất vượt trội, nguồn năng lực tài chính của Vương quốc Anh được khuếch đại lên gấp nhiều lần. Sự kết hợp toàn diện giữa Cách mạng tín dụng, Các mạng công nghiệp và chủ nghĩa tư bản thương nghiệp đã tạo nên sự giàu có thịnh vượng chưa từng thấy, một đế chế "Mặt trời không bao giời lặn" hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử nhân loại.

Thế kỷ XIX là một giai đoạn lịch sử quan trọng đối với sự phát triển và mở rộng của các ngân hàng quốc tế. Mô thức trỗi dậy của họ ở Anh, Pháp, Đức và Mỹ là hoàn toàn khác nhau và đặc biệt là ở Anh. Do thực lực vốn tư nhân hết sức hùng hậu, sự phát triển của các ngành như dệt may, luyện kim, khai thác than, vận tải, đường sắt, sản xuất máy móc và công nghiệp quân sự trước Cách mạng công nghiệp đều chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư của các ngân hàng tư nhân và vốn huy động trong nước. Không những cung cấp và đáp ứng nhu cầu vốn của Cách mạng công nghiệp, lượng vốn của Vương quốc Anh vẫn còn dư thừa. Thêm vào đó ngoài nhu cầu tài trợ nợ công của Anh và nước ngoài, nhu cầu vốn cho phát triển công nghiệp trong nước đối với các ngân hàng quốc tế vẫn chưa đủ mạnh. Mặc dù luật pháp của Anh tương đối mềm mỏng, nhưng tình trạng dư thừa vốn làm cho các ngân hàng cổ phần phát triển tương đối chậm. Ngân hàng tư nhân vẫn là nguồn lực chủ đạo trong ngành tài chính của Anh, và giữ bí mật trở thành một trong những truyền thống cốt lõi của ngành tài chính Vương quốc Anh.

Có tổng cộng 17 gia tộc ngân hàng tư nhân đứng sau bức rèm bí mật và chi phối toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng nước Anh, thậm chí ngay cả khi Ngân hàng Anh tiến hành quốc hữu hóa năm 1946, mọi chuyện vẫn như vậy. Trong đó các đại diện nổi bật là Barings, Rothschild, Schroeder. Họ nắm giữ các kênh tài chính để phát hành trái phiếu ở Anh và thậm chí ở châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, họ còn lũng đoạn phương hướng lưu chuyển các dòng vốn và tín dụng trên thế giới. Sau khi sở hữu những khối tài sản khổng lồ, họ bắt đầu từng bước ảnh hưởng đến các quyết định nội bộ và ngoại giao của các chính phủ. Họ âm thầm kích động tranh chấp giữa các quốc gia, ủng hộ mạnh mẽ ngành công nghiệp quân sự, rót vốn tài trợ chiến tranh cho cả hai bên, nhúng tay kích động các cuộc đảo chính, tiến hành "trong ứng ngoại hợp" để nắm quyền sắp xếp các khoản bồi thường chiến tranh. Lợi ích của họ đôi khi cũng xảy ra xung đột, và mỗi phe đều có những người phát ngôn chính trị riêng. Họ lao vào tranh giành các dự án lớn, và trong trường hợp cực đoan, họ sẽ quyết đấu với nhau trên thị trường tài chính.

Ở đâu có tiền, ở đó sẽ có canh bạc lợi ích. Ở đâu có nhiều tiền hơn, ở đó sẽ có những cuộc đấu tranh quyền lực, và khi đã kiểm soát quyền lực thì chắc chắn sẽ có nhiều tiền hơn.

Trích "Chương 2, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét