Sống theo "tiếng gọi con tim"

Cuộc sống theo khuôn mẫu

Cuộc sống theo khuôn mẫu
Cuộc sống theo khuôn mẫu

Tôi rất ghét việc phải để tâm tới những chuyện ngoài công việc. Cho nên, ngay cả chuyện đi ăn ở bên ngoài lúc nào cũng khiến tôi thấy mệt mỏi. Việc suy nghĩ xem phải ăn gì, ở đâu thật sự quá phiền phức. Vì vậy tôi cảm thấy rất vui khi chỉ đến một nhà hàng quen thuộc và ăn những món mà mình yếu thích. Chưa hết, kể cả khi đi tàu Shinkansen, tôi cũng luôn luôn đi cùng một giờ, một loại tàu và ngồi cùng một chỗ bởi vì mỗi lần lên tàu, tôi sẽ cảm thấy rất stress nếu phải để tâm đến thời gian tàu chạy hay việc đi lạc lòng vòng khắp nơi trong ga. Khi lên máy bay cũng vậy. Bạn thường thấy luôn có những người đi đi lại lại xem mình ngồi chỗ nào, và việc bị lạc giữa những dãy ghế cũng khiến cho người ta mệt mỏi. Vậy nên những khi đi công tác, do đa phần có lịch trình giống nhau, tôi luôn đặt những chuyến bay quen thuộc và chọn những ghế mình đã ngồi quen, như vậy tôi sẽ không bị stress nữa. Bằng cách đó, tôi luôn cố gắng sống cuộc sống hằng ngày thật đúng quy tắc.

Thực đơn ăn tối tại nhà của tôi thường là súp miso với rất nhiều gạo lứt và rau củ, rau ăn kèm và cá khô, nếu không thì cũng là món natto. Đối với những người suốt ngày chạy quanh Nhật Bản, cả ngày phải ăn ở ngoài như tôi, những bữa ăn đơn giản theo khuôn mẫu như vậy lại chính là cách phục hồi sức khỏe hữu hiệu nhất. Không gì vui sướng bằng việc không phải nghĩ ngợi xem sẽ ăn gì. Tôi vẫn duy trì thời gian ngủ vào 10 giờ tối và thức dậy vào 4 giờ sáng. Và tôi luôn cố gắng để không phải thay đổi nhịp sống cùng thói quen của mình. Trên thực tế, lối sống được cho là nhàm chán như vậy lại luôn duy trì một nhịp sống giúp chúng ta giữ vững được cân bằng của cơ thể.

Thế nhưng, dù có cố giữ nhịp sống lặp đi lặp lại giống nhau như vậy, đã là con người, ắt có những lúc bạn tạo nên muôn vàn sai lầm khác nhau. Song, những sai lầm này có thể là do vô tình. Do đó, các bạn hẳn đều có chung một suy nghĩ, khi chúng ta càng già đi, trách nhiệm xã hội càng nặng nề hơn, những điều phải suy nghĩ và ghi nhớ cũng ngày một tăng lên. Nếu những điều này khi nhỏ chỉ khoảng 10 điều, thì đến năm 20 tuổi sẽ trở thành 100 điều, còn khi ta 40 tuổi có lẽ phải tới 1000 điều. Chính vì vậy, nếu bạn không cân nhắc loại bỏ những điều không mấy quan trọng, thì khối lượng thông tin bạn phải tiếp nhận sẽ tăng lên nhiều vô kể khiến ta không thể xử lý được hết. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến tôi cảm thấy rất bất an khi được thông báo những tin làm nhịp sống của tôi bị xáo trộn, chẳng hạn như giờ tàu Shinkansen sẽ đến sớm hơn mọi khi 10 phút, hay phải đi máy bay ANA chứ không phải JAL như thông thường. Sau khi nhận ra điều này, tối đã có một sự tin tưởng tuyệt đối rằng, việc giữ nhịp sống theo một khuôn mẫu chính là cách duy nhất để mình không gây ra những sai lầm.

Mỗi ngày, chúng ta nên thực hiện những việc được quy định vào thời gian đã được định trước theo đúng nguyên tắc. Sinh hoạt theo thói quen mà không phân vân điều gì, không bận tâm đến tiểu tiết để năm bắt toàn bộ và đánh giá bằng trực giác mới là điều quan trọng.

*trích Cuộc sống theo khuôn mẫu/trang 173, Chương 5: Sống theo "tiếng gọi con tim", sách "Ăn ít để khỏe" - tác giả: Yoshinori Nagumo, Minh Yến dịch.

Nhận xét