Nước Anh đỉnh cao của quyền lực tài chính - phần 6

Mạng lưới quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Francis từ lâu đã nhận ta tầm quan trọng của thị trương Mỹ trong tương lai. Từ năm 1774, ông thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh với Thomas Willing và Robert Morris ở Philadelphia, Mỹ. Thomas Welling sau đó trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng Mỹ - ngân hàng trung ương tư nhân đầu tiên ở quốc gia này. Robert Morris là một thành viên gia tộc ngân hàng nổi tiếng nhất của Mỹ và được coi là một trong những cha đẻ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Những mối quan hệ cực kỳ có trọng lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tiếp theo của gia tộc Barings tại Mỹ.

Logo của gia tộc Barings
Logo của gia tộc Barings

Vào cuối thế kỷ XVIII, trong tình thế hỗn loạn của cuộc Cách mạng Pháp, gia tộc Barings tạm thời chuyển trọng tâm kinh doanh sang thị trường Bắc Mỹ. Năm 1795, đại sứ Mỹ lại Lisbon, David Humphreys đàm phán với chính quyền Berber của Bắc Phi (cướp biển Bắc Phi) về vấn đề cho phép các tàu buôn Mỹ qua lại tự do ở vùng biển Địa Trung Hải. Chính phủ Mỹ rất cần tiền nên họ muốn gia tộc Barings phát hành trái phiếu chính phủ trị giá 800.000 đô-la với mức lãi suất 6%/năm. Và chỉ sau một tháng, gia tộc Barings đã huy động được 200.000 đô-la cho Mỹ giải quyết nhu cầu cấp bách của đại sứ quán Lisbon. Rufus King, sau đó là đại sứ Mỹ tại Anh, viết một lá thư chúc mừng gửi tới Barings vì đã "giúp Humphreys đạt được thành công trong một vấn đề hệ trọng như vậy với khí chất khảng khái và kỹ năng lão luyện của mình". Ngoài ra ông còn nói: "Tôi đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Tài chính của chúng tôi để thông báo về những việc làm của ngài và chúng tôi đảm bảo rằng Chính phủ Mỹ sẽ luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của ngài trong vấn đề này".

Vào thời điểm đó, cuộc xung đột giữa Mỹ và Pháp dần lên đến cao trào. Gia tộc Barings đã đầu tư 45.000 đô-la cho Mỹ mua 10.000 súng trường và 330 khẩu pháo, đủ để trang bị cho một đội quân lớn. Vào cuối thể kỷ XVIII, mặc dù gia tộc Barings không phai là người đại diện của Chính phủ Mỹ tại châu Âu, nhưng một khi cần huy động tiền từ châu Âu, Chính phủ Mỹ sẽ luôn tìm đến Barings.

Barings tin rằng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư châu Âu trong trường hợp Cách mạng Pháp gây bất ổn ở châu Âu, thế nên ông tích cực dẫn dắt các nhà đầu tư Anh tham gia thị trường chứng khoán Mỹ. Đến năm 1803, một nửa thị trường chứng khoán Mỹ do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (khoảng 32 triệu đô-la). Các nhà đầu tư Anh rót tiền vào chứng khoán Mỹ, và Mỹ sẽ phải trả cổ tức cho Vương quốc Anh, từ đó tạo nên một mạng lưới tài chính xuyên Đại Tây Dương, và trung tâm của mạng lưới đó không ai khác, chính là gia tộc Barings.

Bắt đầu từ năm 1790, Thomas Welling là đồng minh trung thành của gia tộc Barings và là đại diện tài chính của gia tộc Barings tại Mỹ. Còn gia tộc Barings gần như chính thức trở thành đại diện của chính phủ Mỹ. Rufus King, đại sứ Mỹ tại Vương quốc Anh nói với Barings rằng, Chính phủ Mỹ đã quyết định bổ nhiệm một "gia tộc ngân hàng Anh với danh dự và sự ổn định bật nhất" làm đại diện, thường xuyên "huy động những khoản vốn lớn cho hội nghị đại lục" và tài trợ cho các sứ đoàn ngoại giao của Mỹ tại các quốc gia khác. Công việc này thường rất rắc rối mà hoa hồng không đáng kể, nhưng danh tiếng có được từ nó lại vô giá. Năm 1803, gia tộc Barings được chính thức bổ nhiệm làm đại diện tài chính của Chính phủ Mỹ tại Anh.

Trích "Chương 2, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét