Nước Anh đỉnh cao của quyền lực tài chính - phần 4

Liên minh với gia tộc Hope: Barings leo lên vị trí "đệ nhất phú hào" của châu Âu

Vẻ ngoài lạnh lùng, tính cách điềm tĩnh và luôn coi trọng chữ tín của Francis đã dần giành được sự tín nhiệm lớn trong giới tài chính. Công việc kinh doanh của ông cũng có những bước tiến lớn trong cuộc chiến Napoléon. Năm 1771, Francis được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Trao đổi tiền tệ Hoàng gia (The Royal Exchange Assurance). Hiệp hội này có mối quan hệ chặt chẽ với gia tộc Hope, và chính vị trí đó đã giúp ông mở ra cánh cửa hợp tác với gia tộc Hope. Một cơ hội tuyệt vời giúp ông phát triển và mở rộng cơ nghiệp của bản thân.

Henry Hope
Henry Hope

Gia tộc Hope muốn phát hành trái phiếu ở Anh nhằm khai thác thị trường này, Francis đã nắm lấy cơ hội ngàn năm có một và nhanh chóng giải quyết vấn đề phát hành trái phiếu trị giá 15.000 bảng của gia tộc Hope. Kể từ đó, hai gia tộc dành cho nhau những tình cảm nồng hậu và kết thành liên minh. Chủ ngân hàng người Pháp John Mallet đã bình luận về câu chuyện này: "Gia tộc Hope cảm động sâu sắc không chỉ bởi sự nhiệt tình và khả năng hành động của Barings, mà còn bởi danh dự tuyệt vời và nguồn lực dồi dào của ông ấy. Kể từ giây phút đó, gia tộc Barings trở thành một trong những người bạn quan trọng của gia tộc Hope". Năm 1790, William Hope đã nói lời xin lỗi vì viết thư cho Francis chậm trễ do công việc bận rộn của mình: "Thưa quý ngài kính mến, mối quan hệ giữa chúng ta cũng gần gũi và thân mật như các thành viên trong gia đình với nhau vậy. Thực tế, sự thân mật này dựa trên cảm tình chúng ta dành cho nhau".

Kể từ đó, bất cứ khi nào người của gia tộc Hope có chuyến thăm tới London, họ luôn ở trong dinh thự của gia tộc Barings. Năm 1796, một thân tín của gia tộc Hope đã kết hôn với con gái của Francis Barings, và cuộc hôn nhân giữa hai gia tộc đánh dấu sự hình thành Liên minh Barings-Hope.

Tháng 1 năm 1794, Henry Hope viết cho Francis: "Tôi cảm thấy Vương quốc Anh và Hà Lan luôn có mối quan hệ rất tốt đẹp với nhau, như thể môi hở răng lạnh vậy. Khi thăm thú ở Anh (Bahraini), tôi luôn có cảm giác như ở nhà".

Một năm sau, sự phát triển của thời cuộc đã xác minh lời nhận xét của Henry Hope. Năm 1795, quân Cách mạng Pháp tiến vào Hà Lan, gia tộc Hope nháo nhác chạy trốn và lánh nạn ở London. Dưới tác động của gia tộc Barings, hải quân hoàng gia đã điều một chiếc pháo hạm để hộ tống họ. Con trai của Francis – Alexander Barings nhận lệnh ở lại văn phòng Ngân hàng Hope cho đến khi nghe thấy tiếng giày của lính Pháp rầm rập vang lên ở Amsterdam mới được thoát ly và chạy về London.

Năm 1802, khi Hiệp ước hòa bình Amiens được ký kết, chiến sự ở châu Âu tạm thời kết thúc, gia tộc Hope quay trở lại Amsterdam để tiếp tục công việc cũ. Ngân hàng gia tộc Hope khai trương trở lại và phần lớn số vốn nằm trong tay gia tộc Barings. Vào thời điểm này, Alexander đã đến Mỹ để phát triển sự nghiệp riêng. Ông làm trái với ý chí của cha mình – Barings. Và không muốn quay lại Hà Lan để hợp tác với Hope nữa. Những diễn biến thời cuộc sau này đã chứng minh rằng Alexander có một tầm nhìn xa trông rộng. Chẳng bao lâu sau, chiến sự ở châu Âu nổ trở lại, quân đội Pháp một lần nữa tiến vao Hà Lan và tài sản của gia tộc Hope tổn thất nặng nề. Đến năm 1813, gia tộc Hope chỉ còn là cái bóng của chính họ, Alexander – người đứng đầu của gia tộc Barings chỉ mất 250.000 bảng để mua lại toàn bộ sinh kế của gia tộc Hope. Cân nhắc đến mối quan hệ mật thiết giữa gia tộc nhà nên ông mới không nỡ thôn tính toàn bộ sản nghiệp của gia tộc Hope. Gia tộc Hope tiếp tục tồn tại dưới sự che chở của Barings như một đối tác thương mại lớn. Hope không còn là một lực lượng tài chính độc lập, và hai gia tộc về cơ bản là một.

Trích "Chương 2, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét