Châu Âu hỗn loạn - phần 10

Tuyên bố Balfour và giấc mơ của các chủ ngân hàng

Tuyên bố Balfour
Arthur Balfour

Khi Hoàng đế Wilhelm II không muốn đắt tội với Đế chế Ottoman và từ bỏ ủng hộ người Do Thái thành lập một nhà nước ở Palestine, các chủ ngân hàng Do Thái đã thất vọng và quyết định đặt cược vào Anh – đối thủ của người Đức. Đầu thế kỷ XX, Chính phủ Anh giành được đặc quyền khai thác dầu mỏ ở quốc gia Ba Tư mới (tức Iran) thông qua Công ty Anglo – Parsian, đó là nguồn dầu mỏ duy nhất cho Hải quân Anh vào thời điểm đó. Vì lẽ đó, Anh bắt buộc phải kiểm soát chặt chẽ Trung Đông. Rothschild đã sử dụng ảnh hưởng của mình ở Anh để thuyết phục Chính phủ Anh rằng nhà nước Do Thái tương lai sẽ là đồng minh trung thành của Anh ở Trung Đông. Đồng thời, Vương quốc Anh có thể kiểm soát chặt chẽ Trung Đông thông qua nhà nước Do Thái, từ đó liên kết các thuộc địa giàu tài nguyên khoáng sản của Anh ở châu Phi với khu vực Trung Đông. Đây chính là Đế quốc Liên hiệp Anh do nước Anh thống trị trong giấc mơ của giới cầm quyền Anh, bao gồm Thủ tướng Floyd George và Arthur Balfour.

Năm 1914, Thế chiến I nổ ra. Để có thể đánh bại nước Đức, giải thể Đế chế Ottoman rồi thống trị Trung Đông, Anh đã chấp nhận điều kiện là công nhận và hỗ trợ người Ả Rập trong Đế chế Ottoman, thành lập một quốc gia độc lập bao gồm cả Palestine sau chiến tranh. Nhờ đó, Anh giành được sự ủng hộ của người dân Ả Rập. Nhưng với sự tinh quái của mình, nước Anh đã phản bội lại người dân Ả Rập để ký Hiệp định Sykes-Picot với Pháp nhằm xử lý lãnh thổ của Đế chế Ottoman sau chiến tranh. Ngoài việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của hai nước, thỏa thuận còn quy định rằng Palestine sẽ do "quốc tế cùng quản lý". Sau đó, tháng 11 năm 1917, người Anh đã ban hành Tuyên bố Balfour để ủng hộ Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, hỗ trợ nhà nước Do Thái thành lập ở Palestine.

Điều thú vị nhất về Tuyên bố Balfour là nó vốn là một văn kiện cá nhân, được Bộ trưởng Ngoại giao Anh Balfour viết và gửi đến Sir. Walter Rothschild – Nam tước thế hệ thứ hai của Rothschild, đồng thời là chú của Nam tước thế hệ thứ ba Victor Ross (sẽ giới thiệu trong Chương 7), ủy thác cho Sir, Walter Rothschild chuyển giúp lá thư đến tổ chức của những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Nguyên văn lá thư như sau:

Bộ Ngoại giao Anh quốc

Ngày 2 tháng 11 năm 1917

Kính gửi Nam tước Rothschild kính mến:

Tối rất vinh dự được thay mặt cho chính phủ của Nữ hoàng Anh để truyền đạt tới ngài rằng, những tuyên bố bày tỏ sự thống cảm với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái sau đây đã được đệ trình lên nội các và đã được nội các ủng hộ:

"Chính phủ của Nữ hoàng Anh tán thành việc người Do Thái thành lập một mái ấm riêng cho dân tộc mình ở Palestine, và sẽ làm hết sức để giúp họ đạt được mục tiêu này. Nhưng cần phải giải thích rõ ràng rằng, không được làm tổn hại các quyền dân sự và tôn giáo của những công dân không phải là người Do Thái đã tồn tại lâu đời ở Palestine. Bên cạnh đó không được làm tổn hại địa vị chính trị và các quyền lợi mà người Do Thái được hưởng ở các quốc gia khác."

Tôi sẽ rất biết ơn nếu ngài có thể chuyển giao nội dung của bản tuyên bố này tới tay liên minh Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái.

Trân Trọng

Arthur Balfour

Tuyên bố Balfour của giới cầm quyền Anh là một diệu kế, một mũi tên trúng nhiều đích. Trước hết, chiến trường châu Âu đang trong giai đoạn bế tắc, và cuối cùng chỉ có cách lôi kéo Mỹ nhập cuộc mới có thể giúp Anh giành được chiến thắng cuối cùng, và sức ảnh hưởng của các chủ ngân hàng Do Thái ở Mỹ sẽ là một tác nhân hết sức quan trọng để đạt được điều này. Thứ hai, sau khi đưa ra tuyên bố này, người Do Thái trên khắp thế giới hẳn sẽ ủng hộ Vương quốc Anh về khía cạnh tái chính, đây là điều hết sức cần thiết cho một cuộc chiến quy mô lớn và đang đốt tiền liên tục. Thứ ba, tuyên bố này sẽ ngăn cản các chủ ngân hàng Do Thái gốc Đức ở Mỹ ngả theo phía Đức, đặc biệt là Schiff – gia tộc ngân hàng Do Thái vốn dành tình cảm đặc biệt nồng hậu cho nước Đức. Cuối cùng, tác động tới thái độ đối với Đức của các nhà lãnh đạo cấp cao Bolshevik ở Nga – vốn có ¾ là người Do Thái.

Thời điểm Thế chiến I rơi vào tình thế giằng co, ai giành được sự ủng hộ của các chủ ngân hàng Do Thái, người đó sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Ai ủng hộ Israel khôi phục đất nước thì các chủ ngân hàng Do Thái sẽ ủng hộ người đó!

Nước Mỹ dù đã tuyên chiến với Đức vào tháng 4 năm 1917, nhưng quân đội Mỹ vẫn "khởi động làm nóng" suốt cả năm trời trong lãnh thổ nước mình, chứ chưa chịu tới châu Âu để tham chiến. Tới tháng 11 năm 1917, khi Tuyên bố Balfour được đưa ra, nước Mỹ mới chậm rãi đưa quân tới tiền tuyến của châu Âu. Đây gọi là "chưa nhìn thấy thỏ thì chưa thả chim ưng".

Ngày 6 tháng 11 năm 1917, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ả Rập, quân đội Anh đã tiến vào Palestine và chiếm toàn bộ lãnh thổ vào tháng 9 năm 1918. Năm 1920, Liên minh quốc tế đã "ủy thác quyền thống trị" người Palestine cho Vương quốc Anh. Năm 1921, với lý do thực thi Tuyên bố Balfour, Chính phủ Anh đã áp dụng chính sách "chia để trị". Sông Jordan được chia thành hai phần: phía đông được gọi là Jordan, phía tây sẽ là Palestine do một tổng đốc người Anh trực tiếp cai trị.

Sau khi Tuyên bố Balfour được công bố và nước Anh thiết lập quyền thống trị nơi đây, người nhập cư Do Thái gốc Palestine đã tăng theo cấp số nhân. Theo thống kê, tháng 4 năm 1917, số người Do Thái ở Palestine không quá 50.000. Năm 1939, con số này đã tăng lên hơn 445.000, chiếm 1/3 tổng số dân Palestine. Những người nhập cư Do Thái, với nguồn vốn và công nghệ dồi dào, cùng với sự bảo hộ của bộ máy cầm quyền Anh, đã xây dựng nên nhiều thành phố và ngành công nghiệp ở Palestine. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp và thương mại của người Ả Rập. Người Do Thái cũng thành lập các tổ chức vũ trang bí mật như Haganah, Irgun, và Stern, qua đó làm gia tăng mâu thuẫn và xung đột gay gắt giữa người Ả Rập và người Do Thái.

Ngay từ đầu, các chủ ngân hàng Do Thái trên Phố Wall ở Mỹ đã ủng hộ Chủ nghĩa Phục Quốc Do Thái, và họ không ngừng gây áp lực lên chính phủ Mỹ. Ngay từ tháng 10 năm 1917, Tổng thống Mỹ Wilson đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự thảo của bản Tuyên bố Balfour của chính phủ Anh. Ngày 21 tháng 1 năm 1919, Mỹ đã đề xuất "thành lập một nhà nước Palestine độc lập" tại Hội nghị Hòa bình Paris. "Một khi nhà nước Do Thái trở thành hiện thực, liên minh quốc tế sẽ ngay lập tức công nhận Palestine là một quốc gia Do Thái." Ngày 30 tháng 6 năm 1922, Quốc hội Mỹ chính thức thông qua một nghị quyết ủng hộ Tuyên bố Balfour. Đồng thời, họ cũng bắt đầu xâm nhập toàn diện vào Palestine trong khía cạnh kinh tế.

Với sự hỗ trợ hết mình của các chủ ngân hàng Do Thái, phong trào phục quốc Do Thái cuối cùng đã có một bước tiến lớn.

Trích "Chương 5, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét