Châu Âu hỗn loạn - phần 6

Tuyến hàng hải Hamburg – Mỹ: trận chiến tranh đoạt bá quyền trên biển

Wilhelm II (trái) và Albert Ballin

Hoàng đế Đức, Wilhelm II nhận ra rằng nếu không có một hạm đội thương mại hùng hậu và hải quân hộ tống mạng mẽ, lợi ích kinh tế của Đức sẽ luôn phải lép vế trước sức mạnh bá chủ trên biển của người Anh. Ông vua vận chuyển Đức gốc Do Thái Albert Ballin và công ty Hamburg America Line (HAPAG) của ông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành hàng hải Đức. Năm 1899, Ballin trở thành Chủ tịch Công ty Tuyến hàng hải Hamburg – Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty này sở hữu tới 175 tàu kích cỡ khổng lồ, vượt xa mọi đối thủ ở lục địa châu Âu, ngay cả Hoàng đế Wilhelm II cũng phải choáng ngợp. Ông thường đến thăm hạm đội của Ballin và tham gia vào các hoạt động khác nhau. Đến năm 1910, hạm đội Ballin đã thuê hơn 20.000 người, biến Hamburg thành hải trạm dừng chân lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau New York.

Kênh đào Kiel
Kênh đào Kiel

Xét về địa lý, quyết sách phát triển thế lực trên đại dương của Đức có vấn đề, bởi lẽ đường bờ biển của Đức ở thế cực kỳ bất lợi. Mặt tây bắc là biển Bắc của Đại Tây Dương, và bị người Anh chặn ngay lối thông ra biển. Mặt bắc là biển Baltic, nhưng biển Baltic chỉ có một lối rất hẹp để ra biển, không những vậy, sau khi ra thì vẫn phải tiến vào biển Bắc và quân Anh ở đó. Việc đào kênh Kiel, biển Bắc và biển Baltic được kết nối, nhưng điều này vẫn không giải quyết được vấn đề lối thông đạo ra biển của Hải quân Đức.

Còn Vương quốc Anh, một mặt họ chặn đứng đường ra biển Bắc của Đức, mặt khác bờ biển phía Tây của nước này không gặp trở ngại nào và có thể tự do ra vào Đại Tây Dương. Do đó, Vương quốc Anh có lợi thế tự nhiên về biển, Đức lại bị khóa chặt ở bên trong đường thông đạo ra biển Đại Tây Dương.

Chiến lược phát triển hạm đội khổng lồ và đội tàu viễn dương của Đức vào thời điểm đó được hai cuộc chiến tranh thế giới sau này chứng minh là một thất bại chiến lược. Lực lượng hải quân khổng lồ mà Đức đã mất tới 20 năm và vố số tiền của để xây dựng, về cơ bản đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong Thế chiến I. Trong Thế chiến II, sức mạng trên biển hùng hậu của Hitler, ngoại trừ lực lượng tàu ngầm có thể phát huy một số vai trò nhất định, còn đâu tất cả các loại tàu chiến hạng nặng, bao gồm cả hai hàng không mẫu hạm chưa đóng xong của Đức về cơ bản không thể phát huy vai trò đáng kể. Nguyên nhân sâu xa là gặp quá nhiều khó khăn trong việc ra vào biển Bắc.

Quay trở lại Đức vào thế kỷ XIX. Ballin trở thành một người bạn tốt của Wilhelm II. Wilhelm II từng nói rằng ông "chưa bao giờ coi Ballin như một người Do Thái hoàng gia". Năm 1891, dưới sự tác động của Ballin, Wilhelm II đã có bài phát biểu: "Nên đưa người dân Phổ của chúng ta ra đại dương, để họ đi khai phá biên cương trên biển, thu về những thành quả tốt đẹp. Đối với Đức và đối với công ty của ngài, đây sẽ là một điều đôi bên đều có lợi." Ngoài việc chế tạo tàu chiến, tháng 6 năm 1895, Wilhelm II cũng đã cho xây dựng kênh đào Kiel, kết nối toàn bộ biển Baltic với biển Bắc. Sự tiến triển này đã thúc đẩy ảo tưởng về đại dương của Wilhelm II. Trong suy nghĩ của ông, một đội tàu buôn khổng lồ và một lực lượng hải quân hùng mạnh là hai yếu tố không thể tách rời. Khi chiến tranh nổ ra, những chiếc tàu cỡ lớn hoạt động trên tuyến hàng hải Hamburg – Mỹ có thể nhanh chóng cải hoán thành một hạm đội của hải quân Đức.

Năm 1898, Ballin công khai ủng hộ kế hoạch xây dựng của hải quân Đức. Vào thời điểm đó, người thúc đẩy mạnh mẽ nhất cho kế hoạch xây dựng hạm đội hải quân là thượng tướng Tepyz của hải quân Đức. Năm 1900, Quốc hội nước này lập pháp để đóng hai tàu hải quân cỡ lớn. Đây là một cơ hội kinh doanh lớn đối với Ballin. Tất nhiên, ông không quên người bạn năm xưa của mình – chủ ngân hàng Do Thái Max Warburg.

Trích "Chương 5, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét