Châu Âu hỗn loạn - phần 12

Vũ khí kinh tế và Hiệp ước Versailles

Sir. Alfred Zimmern - Vũ khí kinh tế và Hiệp ước Versailles
Sir. Alfred Zimmern

Trong Thế chiến I, Sir. Alfred Zimmern của Vương quốc Anh đã từng viết một cuốn sách nhỏ dài 13 trang với tựa đề Để đối phó với vũ khí kinh tế của Đức. Lần đầu tiên trong cuốn sách này, ông đã đề cập đến khái niệm "chiến tranh kinh tế". Zimmern được nhà sử học nổi tiếng người Mỹ - Quaker liệt kê là một thành viên quan trọng trong tổ chức tinh anh của Anh – Mỹ.

Cuốn sách chỉ ra rằng các cường quốc Trung Âu trong chiến tranh (Đức, Đế quốc Áo-Hung, Thổ Nhĩ Kỳ…) đang ở trong tình trạng bị bao vây trên phạm vi toàn thế giới, và họ không thể phá vỡ sự bao vây đó bằng sức mạnh của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử, cuốn sách này đề cập đến ý tưởng về "chiến tranh kinh tế" được hình thành bởi sự phong tỏa kinh tế trên quy mô lớn. Tuy nhiên khi đó người Đức tin rằng khả năng này hoàn toàn không tồn tại.

Tháng 12 năm 1915, Thủ tướng Anh đề cập rằng: "Một số người nghiêm túc nghĩ rằng chúng ta sẽ thua cuộc chiến này vì thiếu cao su?" Vì Vương quốc Anh và Mỹ có thể chặn Đức trên lục địa châu Âu, kiểm soát các nguồn nguyên liệu thô ở các nơi khác trên thế giới, nên Đức không nhận được nguồn cung cấp nguyên liệu thô này trong chiến tranh. Việc chuẩn bị cho chiến tranh ở Đức dựa trên giả định rằng cuộc chiến sẽ chỉ kéo dài tối đa một năm. Rõ ràng, Thế chiến I đã kéo dài 4 năm và Đức rất thiếu sự chuẩn bị. Hơn nữa, họ không nghĩ được rằng do đánh mất quyền khống chế đại dương nên Đức bị vây chặt bởi chiến lược kinh tế của Anh nên họ không nhận được nguyên liệu bổ sung trong chiến tranh. Họ dần mất khả năng chiến đấu và cuối cùng thất bại. Đây là một vấn đề chiến lược mới mẻ và hết sức trọng đại mà một cường quốc trên lục địa như Đức đối mặt khi đọ sức với một cường quốc trên biển.

Trong cuốn sách của mình, Zimmern đề cập thêm về những kế hoạch và dự đoán sau thất bại của Đức. Ông chỉ ra rằng sau khi ký kết thỏa thuận hòa bình thì điều gì sẽ xảy ra? Trên thực tế, việc dỡ bỏ tình trạng phong tỏa các cảng biển của Đức không thực sự là điều người Anh và người Mỹ muốn làm. Nhưng nếu không có nguồn cung cấp nguyên liệu thô thì ngành công nghiệp Đức sẽ không hoạt động. Như vậy, một lượng lớn binh lính xuất ngũ trở về từ chiến trường sẽ thất nghiệp và đe dọa trật tự xã hội. Ngược lại, đối với Vương quốc Anh và Mỹ, do họ đã nắm quyền kiểm soát việc cung cấp nguyên liệu thô, cho nên họ cũng sẽ nắm quyền kiểm soát quá trình tái thiết kinh tế của Đức. Đức sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung một cách toàn diện. Nếu nạn đói được tính đến, sự hỗn loạn kinh tế sẽ kéo dài ít nhất ba năm.

Robert Lansing - Vũ khí kinh tế và Hiệp ước Versailles
Robert Lansing

Do quá trình phong tỏa kinh tế của Anh – Mỹ đối với Đức sẽ tiếp tục sau chiến tranh, chắc chắn Đức sẽ thiếu hụt nguyên liệu. Sự thiếu hụt này không phải là một cuộc tẩy chay thương mại thông thường, mà là một hành vi có tổ chức và có hệ thống quốc gia. Trên thực tế, tình trạng thiếu hàng hóa ở Đức đã được Anh và Mỹ cố tình thực hiện ngay từ đầu. Dưới sự chỉ dẫn của tư tưởng chiến lược kinh tế của Zimmern, Hiệp ước Versailles năm 1919 thực sự là sự tiếp nối của cuộc chiến. Như chính lời cha đẻ của Hiệp ước Versailles, Ngoại trưởng Mỹ Robert Lansing đã chỉ ra, Hiệp ước Versailles không cung cấp một nền hòa bình công bằng, mà cuối cùng nó sẽ trở thành một công cụ và thủ đoạn để kéo dài chiến tranh. Vào thời điểm đó, ông đã cảm thấy "Hiệp ước hòa bình Versailles sẽ tạo ra một sự thất vọng, hối tiếc và tiêu điều hơn nữa. Các điều khoản của một thỏa thuận hòa bình như vậy rõ ràng là bất thường, khắc nghiệt và mang tính ô nhục." Trong khi đó, Hội Quốc Liên mới được thành lập do Anh – Mỹ làm chủ đạo "sẽ trở thành kẻ săn mồi trong mớ cảm xúc tham lam và phức tạp".

Với tư cách là nhà đàm phán chính của Mỹ, nhưng vai trò của Lansing trong toàn bộ các cuộc đàm phán hòa bình thực sự rất hạn chế. Lí do là các chuyên gia tư vấn của các chủ ngân hàng của nhiều quốc gia khác nhau với tư cách là "cố vấn", nhưng trên thực tế lại nắm quyền chủ đạo trong đàm phán. "Ngày 15 tháng 5, tôi nhận được một lá thư từ chức của ông Bury, và cũng nhận được lá thư từ chức của năm chuyên gia cốt cán khác. Những người này cùng nhau phản đối sự khắc nghiệt và bất công của các điều khoản hòa bình. Lá thư từ chức nói rằng họ nhất trí cho rằng một điều khoản như vậy đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Mỹ trong những ngày đầu tham chiến." Thủ tướng Ý Francisco cũng nói: "Trong lịch sử đương đại, Hiệp ước Versailles là tiền lệ rất xấu. Nó vi phạm tất cả các tiền lệ và mọi truyền thống. Đại diện Đức chưa bao giờ nghe thấy những điều kiện bất công đến như vậy. Đứng trước nạn đói, thiếu thốn vật chất và các mối đe dọa cách mạng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ký kết. Trong hệ thống pháp luật tôn giáo cổ đại, mọi người đều có quyền kháng cáo, ngay cả ma quỷ hay những kẻ ác đều có quyền như vậy, Thế nhưng trong xã hội quốc gia mới mẻ ngày nay, người ta thậm chí không còn tuân theo các nguyên tắc thiêng liêng được hình thành từ thời Trung cổ đen tối."

Sự tiêu hao vì chiến tranh của các quốc gia trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nếu cộng vào sẽ tương đương ba lần tổng lượng tài sản của Đức. Nước Đức buộc phải trả khoản tiền bồi thường chiến tranh lên tới 1,7 tỷ mark mỗi năm, cho đến năm 1988. Schacht cũng đưa ra những bình luận như vậy. Ông nói rằng Hiệp ước hòa bình Versailles là một thiết kế có chủ ý nhằm phá hủy nền kinh tế Đức. Điều này rõ ràng phù hợp với lý tưởng của tầng lớp tinh anh thống trị của Đế quốc Anh.

Dưới ảnh hưởng của Hiệp ước Versailles, mọi sự tiến bộ tự nhiên của nền kinh tế, mọi hành động phục hồi kinh tế và khôi phục niềm tin đều trở nên bất khả thi do sự kiểm soát của các lực lượng chính trị nước ngoài. Trong giai đoạn chiến tranh, Vương quốc Anh huy động tài chính cho cuộc chiến chủ yếu thông qua việc thu thuế, chiếm 20% nguồn tài chính huy động cho chiến tranh, Đức là 6%. Cung ứng tiền tệ của Đức tăng từ 7,2 tỷ mark lên 28,4 tỷ mark trong giai đoạn 1914-1918. Đối với mỗi người dân Đức, lượng cung ứng tiền tệ tương dương từ 110 mark tăng lên 430 mark. Nếu mức giá chung vào năm 1913 được đặt thành giá trị chuẩn là 100 đơn vị, vậy thì nó sẽ tăng lên mức 234 sau thất bại của Đức vào năm 1918. Mức độ lạm phát này gần như tương tự như với nước Anh. Tác động của việc tăng giá này đối với cuộc sống của người Đức đã được chính phủ Đức ngăn chặn một cách hiệu quả. Mức lương trung bình của Đức đã tăng từ giá trị chuẩn 100 năm 1913 lên tới 248, và mức tăng lương của người Đức thậm chí còn cao hơn một chút so với lạm phát. Vì vậy, mặc dù Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Đức, nhưng điều đó đã không phá hủy được hệ thống tiền tệ của Đức.

Rõ ràng, đối với giới cầm quyền Anh, họ đã cố gắng kiềm chế một cách căn bản sự trỗi dậy lần nữa của Đức. Một quốc gia áp dụng hệ thống "kinh tế tự do" như Đức, giữa chiến lược bao vây kinh tế của các cường quốc hải dương, sẽ không thể thực sự phát triển và trở nên hùng mạng được. Một nước Đức "tương đối ổn định" với nền kinh tế yếu đuối nền chính trị phức tạp và bị "phế hết võ công" mới phù hợp với lợi ích cơ bản của Đế quốc Anh. Do đó, hệ thống tiền tệ của Đức đã ở trong tình trạng tương đối ổn định từ năm 1918 cho đến 1922, khi cuộc chiến kết thúc.

Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 1922, giới cầm quyền Anh đã công bố Sách trắng Churchill, tuyên bố "không có ý định biến toàn bộ Palestine thành một thiên đường quốc gia Do Thái". Do đó họ thực hiện một hành động bội tín bội nghĩa, phản bội lời hứa trọng đại đối với vấn đề phục quốc Do Thái được nêu trong Tuyên bố Balfour. Hệ thống tiền tệ của Đức đột nhiên rung chuyển dữ đội, và cơn bão siêu lạm phát lặng lẽ đổ bộ mà không hề báo trước.

Trích "Chương 5, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét