Châu Âu hỗn loạn - phần 11

Mâu thuẫn giữa giới cai trị Anh quốc và Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái

Sau khi công bố Tuyên bố Balfour năm 1917, tổ chức phục quốc Do Thái do Sir Rothschild đứng đầu ấp ủ hy vọng rằng chiến thắng của quân Đồng minh trong Thế chiến I sẽ mở ra cánh cửa cơ hội cho người Do Thái giành lại Palestine – vùng đất mà Chúa đã ban tặng cho họ. Tuy nhiên, những diễn biến trên thực tế lại vượt xa dự liệu của họ.

Xét theo quan điểm của giới cai trị Anh quốc, lợi ích chiến lược của Đế quốc Anh ở Trung Đông có ba trụ cột. Thứ nhất, kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú ở Trung Đông. Thứ hai, kiểm soát vị trí chiến lược của Trung Đông – khu vực kết nối ba lục địa châu Âu, châu Á và châu Phi, để đảm bảo phạm vi ảnh hưởng của Anh và con đường yếu đạo dẫn đến Ấn Độ và các thuộc địa Viễn Đông khác. Thứ ba, ngăn chặn bất kỳ thế lực nào khác kiểm soát khu vực này, để từ đó tạo nên mối uy hiếp đối với lợi ích chiến lược cốt lõi của Đế quốc Anh. Do đó, chiến lược tất yếu của Vương quốc Anh tại Trung Đông là luôn cố gắng giữ chặt khu vực này trong tay mình, lũng đoạn toàn bộ các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế cho đến quân sự. Họ tuyệt đối không cho phép bất cứ quốc gia nào ở khu vực này giành được độc lập và thoát khỏi vòng kiểm soát, cho dù đó là một quốc gia Do Thái hay Ả Rập.

Do đó, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến, người Anh đã phản bội lại lời hứa cho phép người Ả Rập thành lập một quốc gia Ả Rập độc lập nhằm tìm kiếm đồng mình trong cuộc chiến hạ gục Đế chế Ottoman. Họ thẳng tay đưa khu vực này vào quỹ đạo thuộc địa của Đế quốc Anh. Trong tình huống này, nếu vẫn cố tuân thủ theo các nguyên tắc của Tuyên bố Balfour thì chắc chắn sẽ khơi dậy sự phản đối dữ dội của người Ả Rập. Thứ hai, chưa chắc nó đã phù hợp với lơi ích chiến lược của Đế quốc Anh ở Trung Đông. Thế là Bộ Ngoại giao của Đế quốc Anh, Bộ Các Vấn đề Thuộc địa và bộ máy cai trị của Anh ở Palestine đã thực hiện phương châm mập mờ, vừa khuyến khích người Do Thái di cư đến Palestine, trong khi vẫn ngăn cản người Do Thái thành lập quốc gia riêng biệt của mình. Kết quả chính sách này đã kích động sự phẫn nộ của người dân Ả Rập: Tại sao chúng ta phải nhường cho người Do Thái mảnh đất chúng ta đã sinh sống qua nhiều thế hệ, không những vậy bọn họ rất có thể sẽ thành lập một quốc gia ngay trên lãnh thổ của chúng ta? Đồng thời, nó cũng khiến người Do Thái tức giận: hy vọng kiến quốc bị dập tắt, người Anh bội tín bội nghĩa, qua cầu rút ván.

Trong bối cảnh xung đột giữa người Ả Rập và người Do Thái, mâu thuẫn giữa người dân địa phương Palestine và bộ máy cai trị của Anh cũng ngày càng gay gắt, Chính phủ Anh không thể không cân nhắc và điều chỉnh chính sách đối với Palestine.

Tháng 7 năm 1922, Bộ trưởng Thuộc địa Anh Churchill đã thay mặt Chính phủ Anh và ra một bản tuyên bố, được gọi là Sách trắng Churchill, với tinh thần chính bao gồm: (1) không có ý định biến toàn bộ Palestine thành một quốc gia Do Thái; (2) cộng đồng Do Thái cần phải tăng số lượng người nhập cư, nhưng số lượng không được vượt quá khả năng hấp thụ kinh tế của địa phương.

Tháng 10 năm 1930, Bộ trưởng Thuộc địa Anh Pasfield đã thay mặt cho Chính phủ Anh ban hành một tuyên bố khác, được gọi là Sách trắng Pasfield. Mục đích chính của nó là tái khẳng định các nguyên tắc được ghi trong Sách trắng Churchill và đặt lợi ích của người Ả Rập lên trên những nổ lực giúp xây dựng quốc gia của người Do Thái. Tuyên bố được đưa ra là nếu người nhập cư Do Thái gây ảnh hưởng đến việc làm của người Ả Rập thì cần phải giảm thiểu hoặc ngừng tiếp nhận thêm người nhập cư Do Thái.

Tháng 5 năm 1939, Chính phủ Anh đã đơn phương công bố Sách trắng về các vấn đề của người Palestine, bởi vị Bộ trưởng Thuộc địa của Anh lúc đó là McDonald, nên nó còn được gọi là Sách trắng McDonald.

Nội dung chính của nó bao gồm: (1) Chính phủ Anh tuyên bố rõ việc biến Palestine thành một quốc gia Do Thái không phải là một phần trong chính sách của mình. Việc thành lập nhà nước Do Thái vi phạm các nghĩa vụ đối với Ả Rập quy định trong văn kiện ủy nhiệm quyền thống trị, vi phạm sự cam kết luôn được duy trì từ xưa tới nay đối với người Ả Rập; (2) Chính sách của Chính phủ Anh là trong vòng 10 năm sẽ thành lập một quốc gia Palestine độc lập, có mối liên kết chặt chẽ với Anh. Người Ả Rập và người Do Thái sẽ gia nhập chính phủ mới theo tỷ lệ dân số; (3) Trong vòng 5 năm, cho phép 75.000 người Do Thái được di cư đến Palestine và 5 năm sau đó, người Do Thái không được phép di chuyển mà không có sự cho phép của người Ả Rập; (4) Trong giai đoạn quá độ này, ủy quyền cho bộ máy cai trị của Anh tiến hành hạn chế và cấm chuyển nhượng đất đai. Sách trắng McDonald là bản sửa đổi toàn diện của Tuyên bố Balfour. Đây là một sự chuyển biến lớn trong chính sách của Anh đối với Palestine, trên thực tế họ đã từ bỏ sự ủng hộ đối với phong trào phục quốc Do Thái.

Rõ ràng, trong vòng 20 năm sau Thế chiến I, sự thay đổi trong chính sách Trung Đông của Anh là dần dần từ bỏ sự ủng hộ đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, và những nhà lãnh đạo của phong trào phục quốc Do Thái đã nhận ra điều này vào đầu năm 1922 khi Sách trắng Churchill được công bố. Và Đế quốc Anh sau Thế chiến I, uy danh lừng lẫy từ việc đánh bại Đức chính là quang cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trước khi bóng tối ập xuống trên "Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn".

Như vậy, các lựa chọn chiến lược được đặt ra trước mắt những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái là hết sức rõ ràng: Để xây dựng lại Israel và thực hiện những kỳ vọng của Thiên Chúa trong Cựu Ước, trong Thế chiến I, họ đã sử dụng lực lượng bên ngoài để phá vỡ nền tảng địa chính trị hoàn chỉnh của Đế chế Ottoman ở Trung Đông. Vào thời điểm này, họ quyết định "bổn cũ soạn lại", sử dụng các lực lượng bên ngoài để đập vụn thái độ ngoan cố của Đế quốc Anh tại khu vực Trung Đông, từ đó xây dựng lại Israel và "Đền thờ thứ ba" trên đống tro tàn thống trị của người Anh.

Vậy họ sẽ lựa chọn ai để đóng vai trò là thế lực bên ngoài ấy? Xét kỹ, chỉ có ba quốc gia có khả năng đối đầu với Đế quốc Anh, đó là Mỹ, Đức và Liên Xô. Việc kích động một cuộc chiến tranh toàn cầu giữa Mỹ và Anh để đánh gục Đế quốc Anh là điều không thể tưởng tương nổi. Stalin ở Liên Xô thì chỉ có thể lợi dụng được chứ không thể kiểm soát được. Vậy chỉ còn lại Đức, quốc gia có thể dùng vũ lực để kịch chiến với Đế quốc Anh, địa chính trị gần nhất với Đế quốc Anh và dễ kiểm soát nguồn vốn tư bản của người Do Thái. Đức là một quốc gia bị đánh bại sau Thế chiến I, bị làm nhục bởi Hiệp ước hòa bình Versailles. Bóng mây của chủ nghĩa báo thù đang bao phủ trên khắp đất nước này, và họ cũng đang rất cân nguồn vốn nước ngoài để khôi phục nền kinh tế quốc gia. Vào thời điểm đó, nước Đức được cai trị bởi nền Cộng hòa Weimar, được tổ chức theo logic chính trị của Anh và Mỹ. Nền Cộng hòa Weimar yếu đuối này hoàn toàn phù hợp với chiến lược của Đế chế Anh trong việc ổn định tình hình ở Đức và không cho phép Đức phát triển. Một nước Đức bạc nhược như vậy sẽ không đủ sức gánh vác trọng trách nặng nề là buộc Đế quốc Anh phải nhượng bộ trong vấn đề Trung Đông.

Lật đổ nền Cộng hòa Weimar yếu ớt, xây dựng lại một nước Đức hùng mạnh, tạo ra một kẻ thù nguy hiểm cho Đế quốc Anh, buộc Anh phải dựa vào túi tiền của các chủ ngân hàng Do Thái, đây là một mục tiêu chiến lược vừa có thể giúp người Do Thái thực hiện công cuộc phục quốc, vừa có thể thu được rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nhân vật mà họ mất bao công sức để cất nhắc và hỗ trợ lại là một nhân vật không đáng tin cậy. Nước Đức cuối cùng đã trở nên hùng mạnh, nhưng nó hoàn toàn mất kiểm soát. Đương nhiên, đó là chuyện sau này chúng ta sẽ bàn tới.

Việc trước mắt là làm sao lật đổ Cộng hòa Weimar. Các chủ ngân hàng vốn không được trang bị vũ khí, đồng thời ở một khu vực vừa kết thúc chiến tranh như châu Âu, điều kiện để ngay lập tức phát động một cuộc chiến tranh khác còn lâu mới chín muồi. Năm 1922, sự lựa chọn duy nhất cho các chủ ngân hàng là phát động một cuộc "chiến tranh tiền tệ" để phá hủy nền móng của Cộng hòa Weimar.

Khi các chủ ngân hàng quốc tế bắt đầu thực hiện theo kế hoạch, họ sớm phát hiện ra một thế lực khác đang đi theo hướng tương tự. Đây là nhóm quyền lực tài chính mới nổi của Mỹ, Morgan và Rockefeller. Khi năng lực sản xuất công nghiệp của Mỹ vượt qua Đế quốc Anh vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sức mạnh tài chính của Mỹ cũng nhanh chóng được mở rộng. "Tiểu đệ" mới ngày nào vẫn phải răm rắp nghe theo lời của các ông chủ ngân hàng châu Âu, giờ đã dần dần ôm ấp tham vọng của chính mình. Suy nghĩ "Ngôi vương cứ thế lần lượt làm, giờ phải tới lượt mình" ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Ngay từ trước khi Thế chiến I bùng nổ, tầng lớp tinh anh mới nổi ở Mỹ bắt đầu cân nhắc đến việc thay thế Vương quốc Anh để nắm lấy quyền bá chủ toàn cầu.

Lúc này, hai thế lực đã gặp được nhau. Các mục tiêu chiến lược của hai bên gần như giống hệt nhau và đường đi nước bước chiến thuật cũng có thể phối hợp với nhau một cách trọn vẹn. Mục tiêu chiến lược cao nhất của cả hai bên là đánh bại quyền toàn cầu của Đế quốc Anh. Các chủ ngân hàng Do Thái muốn thực hiện giấc mơ khôi phục đất nước Israel, trong khi đó giới tinh hoa Mỹ thì nhắm đến vị trí bá chủ thế giới. Và "tay đấm lý tưởng" để thực hiện được mục tiêu này chính là nước Đức, một nước Đức hùng mạnh, tràn đầy sát khí sẽ phù hợp với lợi ích chung của cả hai bên. Đương nhiên, họ phải gắn trước một chiếc vòng kim cô ngay phía trên đầu của nước Đức hùng mạnh này, để đề phòng một ngày nào đó nước Đức sẽ "cắn lại chủ". Vì lẽ đó, từ ngân hàng trung ương đến hệ thống tài chính, từ các tập đoàn công nghiệp đến các cơ sở nguyên liệu, bắt buộc phải được kiểm soát một cách kỹ lưỡng, và sau đó nước Cộng hòa Weimar yếu đuối phải được thay thế bằng một nước Đức mạnh mẽ để có thể thực hiện chiến lược "vĩ đại" này.

Làm thế nào để có thể kiểm soát hoàn toàn huyết mạch kinh tế của Đức? Ý tưởng về một "cuộc chiến tranh tiền tệ" bất thần nổi lên. Phá hủy hoàn toàn hệ thống tiền tệ của Đức sẽ khiến tất cả tài sản của Đức trở nên vô cùng rẻ mạt, và sau đó việc tiến hành không chế sẽ dễ như trở bàn tay.

Theo thuật ngữ thao túng chứng khoán, đầu tiên là hãy bán khống, mua vào với giá rẻ mạt; sau đó bán ra với số lượng lớn, kiếm những khoản lợi nhuận kếch xù!

Trích "Chương 5, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét