Châu Âu hỗn loạn - phần 4

Tình thế khó khăn của người Palestine

Palestine được sáp nhập vào Đế chế Ottoman từ năm 1518 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman. Đối với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, để xây dựng lại nhà nước Do Thái ở Palestine thì họ buộc phải được Đế chế Ottoman chấp thuận. Để Đế chế Ottoman nhượng lại Palestine thì chỉ có hai lựa chọn: cám dỗ tiền bạc và ép buộc chiến tranh.

Đức là nơi các nhà tài chính Do Thái ngày càng có tầm ảnh hưởng, những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đang ngày đêm vắt óc suy nghĩ về vấn đề Palestine, và rồi một bước ngoặt quan trọng đã xảy ra trong kỷ nguyên của thủ tướng Bismarck. Trước và sau khi thống nhất nước Đức, Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái ở Đức đã dần trở thành khu vực trung tâm của phong trào phục quốc Do Thái quốc tế. Nước Đức là thiên đường của người Do Thái trong thế kỷ XIX. Sự cởi mở và bao dung của nó đã trở thành Vườn Đại đàng của người Do Thái ở châu Âu, đặc biệt là tại các khu ổ chuột ở Đông Âu, nơi họ đang phải chịu đựng sự áp bức kép của tôn giáo và chế độ phong kiến. Xét theo khía cạnh lịch sử, ý thức phản kháng của người Do Thái ở Trung và Đông Âu luôn mạnh nhất, bởi lẽ đó là những nơi mà họ chịu áp lực cao nhất. Khu vực này là nơi sản sinh của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Nói một cách tương đối, những người Do Thái Đức giàu có có khuynh hướng nghiêng về chủ nghĩa tự do hơn và duy trì một khoảng cách nhất định với dòng chính của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thiết yếu giữa hai bên trong lý luận về tinh thần.

Trong nửa sau của thế kỷ XIX, với sự thống nhất của nước Đức, mục tiêu chiến lược phát triển về phía Đông của Bismarck và Wilhelm II là rất rõ ràng, vì vậy Đế chế Ottoman ở Trung Đông trở thành đối tượng kết giao mà Đức phải chú trọng. Ở điểm này, những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã tìm thấy cho mình một đồng minh chiến lược. Ý tưởng cơ bản của Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái chính là dựa vào sự ủng hộ của Đức, tranh thủ lấy được tấm vé thông hành từ tay Ottoman – một đế chế đang có mối quan hệ khá tốt với Đức để di dân toàn bộ về khu vực Palestine, tiến tới việc thành lập một quốc gia chuyên biệt. Để thuyết phục chính phủ Đức, cách nói của họ trong quá trình vận động hành lang là thành lập một căn cứ địa gồm toàn người Do Thái gốc Palestine ở Trung Đông, đây là tài sản quý giá và là bàn đạp đáng tin cậy cho chiến lược phát triển về phía Đông của Đức. Còn sự cám dỗ đối với Đế chế Ottoman là một khi nguồn vốn khổng lồ của người Do Thái xâm nhập vào khu vực Palestine, nó sẽ tăng cường đáng kể cho sự phát triển kinh tế địa phương, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho Đế chế Ottoman. Không chỉ vậy nguồn lực tài chính quốc tế của người Do Thái sẽ biến họ trở thành bên thu mua hiệu quả nhất các khoản nợ quốc gia của Đế chế Ottoman. Đây đương nhiên là một sự cám dỗ rất lớn đối với Đế chế Ottoman, vốn đang trên bờ vực phá sản. Ngược lại, Đế chế Ottoman với nền tảng tài chính và nguồn lực hùng hậu đã trở thành một đồng minh chiến lược mạnh mẽ ở phía đông nước Đức, do đó sẽ tăng thêm sức nặng cho Đức trên lục địa châu Âu. Trong cuộc vận động hành lang hết sức khôn khéo và tài tình như vậy, chiến lược của người Do Thái là "tất cả các bên cùng thắng", nước Đức và Đế chế Ottoman thì được gãi đúng chỗ ngứa, muốn không lâng lâng sung sướng cũng rất khó. Về phương diện tài năng du thuyết thiên bẩm, chỉ e Tô Tần, Trương Nghi thời kỳ Chiến quốc cũng phải thán phục.

Wilhelm II
Wilhelm II

Giới tinh hoa Đức cũng có những cân nhắc riêng. Ngày càng có nhiều người nhập cư Do Thái Đông Âu di chuyển về phía Tây để đến nước Đức, dẫn đến tâm lý bất mãn và bài trừ của tầng lớp dân bản địa Đức. Hoàng đế Đức Wilhelm II phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng gia tăng. Vấn đề là người Do Thái ở Đức cần một phương án giải quyết căn bản. Nếu giúp người Do Thái chuyển đến khu vực Palestine để định cư, thì vừa đáp ứng được đòi hỏi của những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, vừa giảm bớt áp lực chính trị của những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái trong nước. Do đó, ý định biến Palestine thành một khu định cư của người Do Thái có sự đồng thuận toàn diện giữa giai cấp thống trị Đức, những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái và lực lượng bài Do Thái ở Đức.

Năm 1893, Đức – quốc gia duy nhất trong số các cường quốc châu Âu phá vỡ điều cấm kỵ - bắt đầu đứng ra đề xuất bãi bỏ luật Ottoman cấm người Do Thái mua đất ở khu vực Palestine. Mùa thu năm 1898, vị Hoàng đế Wilhelm II đến thăm Ottoman, sự ủng hộ của ông đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã trở nên rõ ràng hơn. Chuyến thăm chính thức này bao gồm một chuyến thăm tới Palestine và sắp xếp các cuộc hội đàm với lực lượng của những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái Herzer địa phương. Trong các cuộc hội đàm với thuộc quốc Sudan thuộc Đế chế Ottoman, sự ủng hộ của Wilhelm II đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái khá rõ ràng. Ông cũng bày tỏ sự hào hứng trước viễn cảnh thành lập các khu định cư Do Thái ở Palestine sẽ kích thích sự thịnh vượng kinh tế của Đế chế Ottoman. Tuy nhiên, Sudan lại thẳng thừng phản đối kế hoạch xây dựng quốc gia của người Do Thái. Điều này cũng có thể hiểu được, bởi Ottoman là một đế chế đa sắc tộc đang trên đà suy tàn. Một khi người Do Thái lập quốc thành công, các dân tộc khác sẽ noi theo, như thế chẳng phải cục diện sẽ khó kiểm soát hay sao? Sau cuộc đàm phán này, tâm trí Wilhelm II tỉnh táo hơn rất nhiều và ông thấy mình đã bị dắt mũi bấy lâu nay. Để không rơi vào tình trạng căng thẳng với Ottoman, chính phủ Đức đã từ bỏ thái độ ủng hộ ngoại giao của mình đối với Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái.

Vậy là cuộc vận động hành lang đối với Đức và Đế chế Ottoman đã không thành công. Những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái bắt đầu chuyến hướng sang Anh – đối thủ cạnh tranh của Đức, với hy vọng kích động chiến tranh giữa Anh và Đức, phá hủy Đế chế Ottoman và chiếm được Palestine. Đồng thời, các chủ ngân hàng cũng có thể nhận được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ huy động kinh phí cho chiến tranh, bồi thường sau chiến tranh và huy động tài chính phục vụ công tác tái thiết. Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã thuyết phục thành công chính phủ Mỹ và Anh hỗ trợ người Do Thái di cư đến Palestine, do đó họ đã từ bỏ Đức và khuyến khích Mỹ tuyên chiến với Đức.

Trích "Chương 5, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét