Mưu chuyện lâu dài - phần 3

Vàng và bạc: bùa ổn định giá cả

Ngày 13 tháng 7 năm 1974, tạp chí The Economist đã đăng tải một bản báo cáo thống kê vật giá trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp Anh khiến người ta phải kinh ngạc. Trong khoản thời gian 250 năm từ năm 1664 đến năm 1914, dưới sự vận hành của bản vị vàng, vật giá tại Anh đã duy trì được xu thế bình ổn và giảm nhẹ. Trong thế giới ngày nay, không thể nào tìm ra một quốc gia thứ hai có thể duy trì số vật giá bình ổn lâu dài và liên tục không ngừng như vậy. Sức mua của đồng bảng Anh được đảm bảo tính ổn định đáng kinh ngạc. Nếu chỉ số vật giá của năm 1664 được xác lập là 100, thì trừ thời kỳ chiến tranh Napoleon (năm 1813) có mức vật giá tăng tạm thời đến 180, trong khoản thời gian còn lại, chỉ số vật giá đều thấp hơn tiêu chuẩn của năm 1664. Khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914 chỉ số vật giá của Anh là 91. Hay nói cách khác, dưới thể chế của bản vị vàng, sức mua của một đồng bảng Anh tại thời điểm năm 1914 còn mạnh hơn một đồng bảng Anh 250 năm trước (năm 1644).

Dưới chế độ bản vị vàng và bạc, tình hình giá cả cũng tương tự như vậy. Năm 1787, Điều 8 Chương 1 Hiến pháp Mỹ trao quyền cho Quốc hội phát hành và định giá tiền tệ. Điều 10 quy định rõ ràng, tất cả các bang không được dùng bất cứ một loại tiền tệ nào không được quy định ngoài vàng và bạc để chi trả nợ nần, từ đó đã xác định rõ tiền tệ của Mỹ cần phải lấy vàng và bạc làm cơ sở. "Pháp lệnh tiền đúc 1792" đã xác lập đồng 1 đô-la Mỹ là đơn vị cơ bản của tiền tệ Mỹ, định giá chính xác của 1 đồng đô-la Mỹ là gồm 24,1g bạc thuần, định giá của 10 đô-la Mỹ gồm 16g vàng thuần. Bạc trắng được dùng làm cơ sở của hệ thống tiền đô-la Mỹ. Tỉ giá giữa vàng và bạc là 15:1. Bất kể người nào pha loãng độ thuần chất của đồng đô-la Mỹ, khiến cho đồng đô-la Mỹ mất giá trị đều sẽ đối mặt với án tử hình.

Năm 1800, chỉ số vật giá của Mỹ ở khoảng 102,2, đến năm 1913, chỉ số này hạ xuống còn 80,7. Trong suốt thời kỳ xảy ra những biến đổi lớn trong công nghiệp hóa của Mỹ, biên độ dao động vật giá không vượt qua 26%, còn trong thời đại bản vị vàng từ năm 1897 đến năm 1913, biến độ dao động vật giá ở mức 17%. Trong suốt 13 năm với những biến đổi lớn trong lịch sử công nghiệp hóa đất nước và phát triển sản xuất ở Mỹ, tỉ lệ lạm phát tiền tệ bình quân hầu như là bằng 0, dao động giá cả hằng năm không quá 1,3%.

Tương tự dưới bản vị vàng, tiền tệ của các quốc gia chủ yếu ở châu Âu trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp cũng duy trì được tính ổn định cao độ như vậy.

Đồng phờ-răng Pháp, từ năm 1814 đến năm 1914 ổn định 100 năm.

Đồng florin Hà Lan, từ năm 1816 đến năm 1914, ổn định được 98 năm.

Đồng phờ-răng Thụy Sĩ, từ năm 1850 đến năm 1936, ổn định được 86 năm.

Đồng phờ-răng Bỉ, từ năm 1832 đến năm 1914, ổn định được 82 năm.

Đồng krona Thụy điển, từ năm 1873 đến năm 1931, ổn định được 39 năm.

Đồng lia Ý, từ năm 1883 đến năm 1914, ổn định được 31 năm.

Mises đã đánh giá bản vị vàng là thành tựu cao nhất trong toàn bộ nền văn minh phương Tây ở thời đại hoàng kim của chủ nghĩa tư bản. Nếu không có một thước đo tiền tệ ổn định và hợp lý, sức sáng tạo của cải vô cùng lớn mà nền văn minh phương Tây đã thể hiện ra trong giai đoạn phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản sẽ là một chuyện vượt ngoài sức tưởng tượng.

Hệ thống giá cả ổn định cao được hình thành trong quá trình tiến hóa tự nhiên của vàng và bạc trên thị trường, có thể khiến cho các nhà hoạch định kinh tế "thiên tài" của thế kỷ 20 xấu hổ toát mồ hôi hột. Vai trò tiền tệ của vàng và bạc được xem là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường chân chính, là tiền tệ thực đáng tin cậy của loài người.

Cái được gọi là thước đo tiền tệ chính là cái không bị thay đổi vì bản tính tham lam của những trùm tài chính, vì sự hiếu chiến của Chính phủ hay vì sự đầu cơ lợi ích của các nhà kinh tế học "thiên tài". Trong lịch sử chỉ có tiền vàng và bạc – sản phẩm được sinh ra từ sự tiến hóa tự nhiên của thị trường – mới có thể làm được điều này, và trong tương lai cũng chỉ có vàng và bạc mới có thể gánh vác được trọng trách lịch sử này. Chỉ có vàng và bạc mới có thể bảo vệ thực sự cho tài sản của nhân dân cũng như sự phân phối hợp lý các nguồn tài nguyên trong xã hội.

Các nhà kinh tế học đương đại có một thứ quan điểm khá thịnh hành khi cho rằng tốc độ gia tăng của vàng và bạc không thể đuổi kịp tốc độ gia tăng của của cải, dưới hệ thống tiền tệ là vàng và bạc, tình trạng thiếu hụt tiền tệ sẽ xảy ra, mà điều này lại là kẻ thù cố hủ của mọi nền kinh tế. Trên thực tế thì đây là một quan điểm chủ quan cá nhân sai lầm. Luận điểm xuyên tạc "lạm phát tiền tệ hợp lý" hoàn toàn là cơ sở lý luận được tạo nên bởi sự hợp sức của nhà Ngân hàng quốc tế và nhóm Keynes với mục đích chính là phế bỏ bản vị vàng, từ đó thống qua thủ đoạn lạm phát tiền tệ để "thu thuế một cách kín đáo" đối với người dân, tiến hành cướp đoạt và ăn cắp một cách "sạch sẽ" của cải của nhân dân. Từ thực tiễn xã hội của các quốc gia chủ yếu ở Âu – Mỹ như Anh và Mỹ thế kỷ 17 đến nay, sự thực không thể bác bỏ đã chứng mình rằng sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội hoàn toàn không gây nên lạm phát tiền tệ. Trên thực tế, nước Anh, Mỹ đều đã hoàn thành cuộc cách mạnh công nghiệp trong tình hình thiếu hụt tiền tệ lưu thông ở mức độ nhẹ.

Vấn đề thực sự chưa hẳn là tốc độ tằng trưởng của vàng và bạc không theo kịp tốc độ tăng trưởng của của cải mà không theo kịp tốc độ tăng trưởng của công nợ. Và lạm phát công nợ mới có hại cho sự phát triển xã hội.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 10.

Đọc tiếp:

Nhận xét