Chiến tranh tiền tệ không tuyên mà chiến - phần 1

Chiến tranh tiền tệ không tuyên mà chiến

Chúng tôi giống như bầy sói đứng trên sườn núi cao trông xuống bầy nai tơ gần đó. Nếu so sánh nền kinh tế Thái Lan với dáng dấp của một con hổ của châu Á, thì chẳng bằng so với một con thú săn đã bị thương. Chúng tôi chọn con thú đã bị thương, là để bảo vệ cho cả bầy nai được an toàn và mạnh khỏe.

TẠP CHÍ TIMES, năm 1977

Như mọi người đều biết, kẻ nào lũng đoạn được nguồn cung ứng của một loại hàng hóa nào đó thì người đó có thể kiếm được lợi nhuận siêu cấp. Mà tiền tệ là một loại hàng hóa cần thiết cho mọi người, kẻ nào lũng đoạn được việc phát hành tiền tệ của một quốc gia người đó có thể kiếm được khoản lợi nhuận không giới hạn. Đây chính là nguyên nhân tại sao trong suốt mấy trăm năm nay, các nhà Ngân hàng quốc tế phải vắt cạn tâm lực, tìm trăm phương ngàn kế, không từ bất cứ thủ đoạn nào để lũng đoạn bằng được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia. Hơn thế nữa, họ còn muốn lũng đoạn quyền phát hành tiền tệ của toàn bộ thế giới.

Để đạt được mục tiêu này, vào đầu thập niên của thế kỷ 20, các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế đã phát động hàng loạt cuộc chiến tranh tiền tệ nhằm cũng cố lòng tin vào đồng đô-la Mỹ, chia cắt nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đồng thời đánh bại những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, hướng tới việc xây dựng nền tảng vững chắc cho một “Chính thủ thế giới”, “tiền tệ thế giới” và “thu thuế thế giới” dưới sự kiểm soát của trục London – phố Wall.

Mục đích chiến lược của các cuộc chiến này chính là làm thế nào để nền kinh tế thế giới phải được “giải thể một cách có kiểm soát.”

Xin hãy lưu ý rằng, các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế là một “tập đoàn lợi ích đặc thù siêu cấp.” Họ không trung thành với bất cứ quốc gia và Chính phủ nào mà trái lại còn là lực lượng khống chế quốc gia và Chính phủ. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, họ đã lợi dụng sức mạnh của cả đồng đô-la lẫn nước Mỹ, nhưng một khi đã chuẩn bị chu đáo, họ có thể tấn công đồng đô-la Mỹ bất cứ lúc nào khi nào họ muốn và trở thành một trong những tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng kính tế siêu cấp năm 1929 trên phạm vi thế giới. Họ muốn tận dụng tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này để sai khiến và uy hiếp Chính phủ các nước từ bỏ chủ quyền thi hành chính sách tiền tệ khu vực.

Việc tấn công hệ thống tài chính Trung Quốc được xác định là nhiệm vụ nặng nề trong số các nhiệm vụ của họ. Đó chắc chắn không còn là vấn đề sẽ xả ra hay không, mà là vấn đề khi nào và bằng cách nào.

Chiến thuật mà họ lựa chọn để tấn công hệ thống tài chính Trung Quốc có thể giống với chiến thuật sử dụng trong cuộc tấn công Nhật Bản. Trước tiên, hộ sẽ tạo nên hiện tượng bong bóng siêu cấp trong nền kinh tế Trung Quốc. Với sự “hỗ trợ” của họ, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có thời kỳ phồn vinh cực thịnh trong mấy năm, giống như ở Nhật Bản thời kỳ 1985 đến năm 1990. Sau đó, họ sẽ ra tay triệt hạ, thực hiện đòn tấn công tài chính, phá hủy niềm tin của thế giới đối với nền kinh tế Trung Quốc, khiến cho nguồn vốn quốc tế và quốc nội bị đe dọa phải di chuyển tứ tán. Cuối cùng, họ thu mua tài sản chính yếu của Trung Quốc với giá siêu rẻ, đồng thời tiến hành “giải thể triệt để” nền kinh tế Trung Quốc, hoàn thành bước khó khăn nhất trong quá trình thống nhất thế giới.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 8.

Đọc tiếp:

Nhận xét