Chiến tranh tiền tệ không tuyên mà chiến - phần 4

Ngân hàng bảo toàn môi trường thế giới: kiểm soát 30% lục địa trái đất

Trong khi các quốc gia đang phát triển khu vực Á – Phi và Mỹ Latinh lâm vào cảnh nợ nần, các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế lại bắt đầu lên một kế hoạch hiểm độc hơn, vượt quá sức tưởng tượng của mọi người. Không ai có thể ngờ rằng, khẩu hiệu "bảo vệ môi trường" lại trở thành một đòn bẩy cho một âm mưu lớn hơn.

Nếu không nhìn nhận vấn đề từ gốc độ lịch sử, chúng ta không thể hiểu được uy lực khủng khiếp của các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế!

Đầu tháng 8 năm 1963, John Doe – một Giáo sư xã hội học của trường Đại học nổi tiếng của vùng Trung – Tây nước Mỹ - nhận được lời mời từ Washington với đề nghị ông đến tham dự cuộc hội thảo về một công trình nguyên cứu bí mật. Mười lăm chuyên gia tham gia vào kế hoạch này đều là các học giả hàng đầu của các trường Đại học danh tiếng ở Mỹ. John Doe đã đến Iron Mountain – nơi hội nghị diễn ra – với một sự hiếu kỳ. Iron Mountain nằm cạnh thành phố Hudson của bang New York. Nơi đây có hầm ngầm rất lớn được xây dựng từ thời Chiến tranh lạnh để phòng chống sự tấn công hạt nhân của Liên Xô. Hầu như các công ty lớn nhất nước Mỹ như công ty New Jersey Oil Standard, công ty dầu khí Shell và công ty Ủy thác chế tạo Hannover đều đặt trụ sở làm việc lâm thời ở nơi này. Nếu chiến tranh hạt nhân bùng nổ, nơi đây sẽ trở thành trung tâm vận hành thương nghiệp quan trọng nhất của nước Mỹ. Vì thế, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra thì hệ thống thương nghiệp Mỹ vẫn có thể hoạt động. Bình thường, nơi này được dùng làm nơi cất giữ các văn kiện, hồ sơ bí mật của các tập đoàn kinh tế hàng đầu nước Mỹ.

Đề tài của nhóm nguyên cứu bí mật này là nếu như thế giới bước vào giai đoạn hòa bình vĩnh viễn thì nước Mỹ sẽ phải đối mặt với thách thức nào, sách lược ứng phó của Mỹ ra sao. Nhóm nguyên cứu này đã làm việc liên tục trong thời gian hai năm rưỡi.

Năm 1967, nhóm nguyên cứu gồm 15 người này đã hoàn thành một bản báo cáo tuyệt mật. Các tác giả của bản báo cáo này được Chính phủ yêu cầu phải bảo mật hoàn toàn. Nhưng Giáo sư John Doe thì cho rằng bản báo cáo này quá quan trọng, không thể không công bố cho công chúng biết. Vì thế, ông tìm đến nhà văn nổi tiếng Leonard Lewin, và với sự giúp đỡ của nhà văn này, năm 1967, bản báo cáo này đã được Nhà xuất bản Dial Press cho ra mắt dưới tên "Bản báo cáo đến từ Núi Sắt" (Report From Iron Mountain). Sau khi được tung ra, bản báo cáo này đã gây sốc cho tất cả mọi người trong xã hội Mỹ. Mọi người đón già đón non chẳng biết ai là "John Doe".

Tác giả của bản bán cáo này được cho là Robert McNamara – Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó. McNamara là thành niên của Hội đồng Quan hệ quốc tế, về sau đảm nhiệm chức Chủ tịch Ngân hàng thế giới. Còn cơ quan tổ chức triển khai kế hoạch nghiên cứu chính là Viện nghiên cứu Hudson mà Herman Kahn – một thành viên của Hội đồng Quan hệ quốc tế - là người sáng lập nên tổ chức này.

Sau khi bản báo cáo tiết lộ, Rostow – cố vấn an ninh quốc gia của Johnson đã ngay lập tức tìm cách "tiêu độc". Ông nói rằng, bản báo cáo này đơn thuần chỉ là trò bịa đặt. Đồng thời, tờ Times của Henry Luce – một thành viên của Hội đồng Quan hệ quốc tế - cũng cho rằng, bản báo cáo này "là sự giả dối tinh vi". Và cho đến nay, chẳng một ai tại Mỹ có thể đưa ra kết luận chính xác về tính thực hư của bản báo cáo này.

Tuy nhiên, ngày 26 tháng 11 năm 1967, tờ Washington Post đã đăng báo cáo này trong mục "bình luận sách". Người giới thiệu bản báo này chính là John Kenneth Gabraith – Giáo sư danh tiếng Đại học Harvard đồng thời cũng là thành viên của Hội đồng Quan hệ quốc tế. Trong một bài viết của mình, ông đã nói rằng, mình có bằng chứng cho thấy bản báo cáo này là thật, bởi chính ông cũng đã tham gia vào hội nghị này. Dù sau đó, ông rút ra khỏi dự án này, nhưng dự án vẫn luôn cần đến sự tham vấn của ông, và ông cũng được yêu cầu phải giữ bí mật các cuộc tiếp xúc đó. "Tôi sẵn sàng lấy danh dự cá nhân ra để đảm bảo tính chân thực của văn kiện này. Tôi cũng sẵn sàng chứng thực tính hữu hiệu trong kết luận của nó. Tôi chỉ lưu ý một điều là việc công bố chúng trong khi người dân chưa được chuẩn bị để đón nhận bản báo cáo ấy liệu có phải là hành động sáng suốt hay không". Sau đó, Gabraith đã từng hai lần xác nhận lại tính xác thực của bào cáo trên một số phương tiện truyền thông.

Vậy kết luận của báo cáo này là như thế nào và vì sao nó khiến cho các bậc "tính anh" của thế giới căng thẳng đến vậy?

Báo cáo này đã tiết lộ một cách chi tiết quy hoạch phát triển của "các bậc tinh anh" đối với thế giới tương lai. Tôn chỉ cơ bản của báo cáo là không thảo luận những khái niệm trống rỗng kiểu như vấn đề đúng hay sai, tự do và nhân quyền, hình thái ý thức, chủ nghĩa yêu nước và tính ngưỡng tôn giáo. Tất cả những vấn đề này đều không chiếm được bất cứ vị trí nào, và đây được coi là một bản báo cáo "khách quan thuần túy".

Báo cáo đã vạch rõ tôn chỉ: "Hòa bình kéo dài, cho dù về mặt lý luận là có thể, nhưng không thể duy trì liên tục. Cho dù có thể đạt được mục tiêu hòa bình, chắc chắn nó cũng không phải là sự lựa chọn tốt nhất của một xã hội ổn định… Chiến tranh là một phương thức đặc biệt khiến xã hội chúng ta ổn định. Trừ khi có được những phương thức mới thay thế, nếu không hệ thống chiến tranh phải được duy trì và tăng cường".

Báo cáo cho rằng, chỉ có trong thời kỳ chiến tranh, hoặc khi bị chiến tranh đe dọa, người dân mới phục tùng Chính phủ ở mức độ cao nhất mà không hề oán thán. Sự thù hận đối với kẻ thù và cảm giác lo sợ bị chinh phục cũng như bị kẻ thù cướp bóc khiến cho người dân có thể gánh chịu những khoản thuế và sự hy sinh nặng nề hơn. Chiến tranh còn là liều doping khiến cho người dân càng thêm mạnh mẽ hơn với tinh thần một lòng ái quốc, trung thành và quyết thắng, người dân có thể phục tùng một cách vô điều kiện, bất cứ ý kiến ngược chiều nào cũng sẽ bị cho là hành động phản bội. Ngược lại, trong thời bình, người dân sẽ phản đối chính sách sưu cao thuế nặng một cách bản năng và tỏ rõ thái độ chán ghét Chính phủ - kẻ can thiệp quá nhiều, quá sâu vào đời sống riêng tư của họ.

Hệ thống chiến tranh không chỉ là nhân tố cần thiết của một quốc gia có hệ thống chính trị tồn tại độc lập mà còn đóng vai trò thiết yếu đối với sự ổn định chính trị. Không có chiến tranh, tính hợp pháp trong việc thống trị dân chúng của Chính phủ sẽ nảy sinh vấn đề. Khả năng xảy ra chiến tranh sẽ tạo cơ sở để một Chính phủ có đủ quyền lực. Rất nhiều dẫn chứng lịch sử cho thấy rằng, nếu không bị nguy cơ chiến tranh đe dọa, chính quyền sẽ tan rã. Điều này bắt nguồn từ lợi ích cá nhân, sự oán hận đối với bất công trong xã hội cũng như các yếu tố khác. Khả năng xảy ra chiến tranh có thể trở thành yếu tố tạo ra sự ổn định về chính trị và duy trì kết cấu tổ chức xã hội. Nó duy trì sự phân tầng xã hội rõ ràng, đảm bảo sự phục tùng của nhân dân đối với Chính phủ.

Tuy nhiên, bản báo cáo này cho rằng, phương thức chiến tranh truyền thống cũng hàm chứa những hạn chế mang tính lịch sử, và nếu cứ tiến hành chiến tranh theo phương thức cũ, khả năng xây dựng một Chính phủ mang tầm thế giới sẽ khó trở thành hiện thực. Đặc biệt, trong thời đại chiến tranh hạt nhân, sự bùng phát chiến tranh đã trở thành một vấn đề khó dự đoán và vô cùng nguy hiểm. Nếu để ý, nghiên cứu này đã được tiến hành không lâu sau cuộc khủng hoảng đạn đạo của Cu Ba, vì thế, ở một chừng mực nào đó, bóng đen của cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ với Liên Xô đã gây ảnh hưởng đến tinh thần của các tác giả.

Vấn đề là, nếu một khi thế giới có được "hòa bình vĩnh viễn" thì đâu là lối thoát của xã hội Mỹ? Đây chính là đáp án mà nhóm nghiên cứu bí mật này phải tìm ra. Hay nói cách khác, họ cần phải tìm ra một phương án mới có đủ sức thay thế "chiến tranh" cho nước Mỹ. Qua nghiên cứu cẩn trọng, các chuyên gia đã đề xuất một phương án mới có thể thay thế chiến tranh bao gồm ba điều kiện:

  1. Trong lĩnh vực kinh tế, cần phải "lãng phí" 10% GDP mỗi năm.
  2. Cần phải tạo ra một sự đe dọa khủng khiếp tương tự như chiến tranh, có quy mô lớn khiến cho người dân tin vào sự đe dọa đó.
  3. Cần phải đưa ra một lý do logic buộc người dân phục vụ nhiệt tình hơn cho Chính phủ.

Một giải pháp thay thế chiến tranh đồng thời thỏa mãn cả ba điều kiện này quả thật không phải chuyện dễ dàng. Đầu tiên, các chuyên gia nghĩ đến việc "tuyên chiến với đói nghèo". Tuy là một vấn đề hệ trọng, nhưng vấn đề đói nghèo chưa đủ sức đe dọa dân chúng, vì thế nó nhanh chóng bị xóa bỏ. Một lựa chọn khác chính là sự xâm lược của người ngoài hành tinh. Tuy vấn đề này đủ sức đe dọa, nhưng vào thập niên 60, nó vẫn thiếu độ tin cậy cần thiết, vì vậy rốt cuộc cũng bị gạc sang một bên. Cuối cùng, người ta nghĩ đến vấn đề "ô nhiễm môi trường". Ở mức độ nào đó thì ô nhiễm môi trường là một vấn đề thực tế, lại có đủ độ tin cậy, nếu trên dưới đều ra sức tuyên truyền thì điều này có thể khiến cho người dân trên thế giới thấy được mức độ nguy hiểm của ô nhiễm môi trường đối với tương lai thế giới – vấn đề chỉ đứng sau nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Môi trường không ngừng bị ô nhiễm chắc chắn sẽ gây "lãng phí" hết sức lớn về kinh tế; người dân phải cố chịu đựng mức thuế cao và hạ thấp chất lượng cuộc sống, chấp nhận để Chính phủ can thiệp vào đời sống riêng tư của cá nhân, tất cả là vì "cứu Trái Đất", một vấn đề logic vô cùng.

Đây quả thực là một sự lựa chọn tuyệt vời!

Theo tính toán một cách khoa học, thời gian cần để vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành cuộc khủng hoảng trầm trọng trên phạm vi toàn thế giới là vào khoảng từ 20 đến 30 năm. Thời gian công bố trên báo cáo là năm 1967.

Hai mươi năm sau…

Tháng 9 năm 1987, Đại hội lần thứ tư của Ủy ban Bảo vệ động vật Hoang dã Thế giới đã được tổ chức tại thành phố Denver, bang Colorado của Mỹ. Hơn 2000 đại biểu đến từ hơn 60 quốc gia đã tham gia hội nghị lần này. 1500 đại biểu tham gia hội nghị lần này đã hết sức ngạc nhiên khi biết được có một văn kiện mang tên "Tuyên bố Denver về bảo toàn động vật hoang dã" (Denver Declaration for Worldwide Conservation) đã được chuẩn bị sẵn cho họ.

Tuyên bố Denver đã chỉ ra:

Do nhu cầu về nguồn vốn cho việc mở rộng phạm vi hoạt động bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải sáng lập ra một mô hình ngân hàng mới nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn thu được từ viện trợ quốc tế cũng như việc sử dụng vốn của các nước nhận viện trợ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

Mô hình ngân hàng mới này chính là phương án "Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới".

Khác với các hội nghị tương tự đã diễn ra trước đây, một loạt các nhà Ngân hàng quốc tế đã tham gia đầy đủ vào hội nghị lần này: Nam tước Edmund De Rothschild, David Rockefeller và James Baker – Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Những nhân vật chóp bu vô cùng bận rộn này đã nấn ná ở lại hội nghị bảo vệ môi trường đến 6 ngày. Edmund De Rothschild đã phát biểu tại đại hội và gọi "ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới" này là "kế hoạch Marshall thứ hai" mà sự ra đời của nó sẽ cứu vớt các quốc gia đang phát triển thoát ra khỏi vũng lầy nợ nần, đồng thời còn có thể bảo vệ được môi trường sinh thái.

Hãy lưu ý rằng, đến hết năm 1987, tổng nợ của các quốc gia đang phát triển đã lên đến 1300 tỉ đô-la Mỹ.

Khái niệm then chốt của Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới chính là "chuyển đổi nợ thành tài nguyên thiên nhiên" (Debt-for-Nature Swap). Khoản nợ 1300 tỉ đô-la của các quốc gia đang phát triển kia được chuyển vào ngân hàng mới, và con nợ buộc phải dùng tài nguyên của đất nước mình để thế chấp, đổi lại, họ sẽ được kéo dài thời hạn đáo nợ đồng thời được nhận những khoản vay mềm mới (Soft Currency Loan). Như vậy, đất đai tài nguyên của các quốc gia đang phát triển trải dài khắp châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á với tổng diện tích lên đến 50 triệu km2, tương đương với tổng diện tích của 5 quốc gia cỡ vừa, chiếm 30% diện tích lục địa của Trái Đất bị các nhà Ngân hàng quốc tế "lấy" mất.

Hầu hết các khoản vay từ IMF và Ngân hàng thế giới trong thập niên 70 của các quốc gia đang phát triển đều không có tài sản thế chấp, tức là các khoản vay này đều dựa vào tín dụng quốc gia làm bằng chứng, cho nên nếu khủng hoảng nợ xảy ra thì các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế rất khó tiến hành liệu pháp phá sản để thu nợ. Nhưng giờ đây, ngay sau khi những khoản nợ này được chuyển vào Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới, căn cứ vào sổ sách của các nhà Ngân hàng quốc tế, những khoản nợ vốn dĩ rất khó đòi này trong chốc lát đã biến thành những tài sản đặc biệt giá trị. Do Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới có đầy đủ đất đai làm vật thế chấp nên một khi các quốc gia đang phát triển không thể hoàn trả nợ thì xét về mặt pháp lý, số đất đai khổng lồ này đã thuộc về Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới, và đương nhiên, các nhà Ngân hàng quốc tế kiểm soát Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới sẽ trở thành người chủ thực tế của những vùng đất phì nhiêu này. Nếu nhìn từ quy mô vận động phát triển của nhân loại thì Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới quả thực là có một không hai.

Vì lợi ích khổng lồ như vậy mà những ông trùm như Rothschild và Rockefeller đã phải "quan tâm" đến Đại hội kéo dài 6 ngày này.

Sau khi nghe Rothschild đề xuất phương án thành lập Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới, Jose Pedrode Oliveira Costa – một quan chức cao cấp của Bộ Tài chính Brazil – đã thức trắng suốt đêm. Ông cho rằng Ngân hàng bảo vệ môi trường có thể cung cấp cho đất nước ông những khoản vay mềm và trong một thời gian ngắn có thể giúp ích cho nền kinh tế Brazil khởi động lại, nhưng về lâu dài, Brazil không thể trả hết số nợ này, và kết quả là toàn bộ khu vực Amazon trù phú kia được đem làm vật thế chấp vay vốn sẽ không còn thuộc về Brazil nữa. Tài nguyên bị đem làm thế chấp không chỉ có đất đai, mà nguồn nước và các tài nguyên khác dưới lòng đất cũng đều xếp vào hàng thế chấp.

Cuối cùng, vào năm 1991, để dễ bề lừa bịp dân chúng, Ngân hàng bảo vệ môi trường thế giới đã đổi tên thành Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment Facility). Ngân hàng này nằm dưới sự quản lý và giám sát của Ngân hàng thế giới với cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính Mỹ. Trước mắt, quy hoạch lâu dài của các Ngân hàng quốc tế đang từng bước được thực thi.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 8.

Đọc thêm:

Nhận xét