Mưu chuyện lâu dài - phần 5

Ngành tài chính: "không quân chiến lược" của Trung Quốc trong phát triển kình tế

Vị thế của tiền tệ dự trữ trên thế giới đại diện cho quyền lực tối thượng trong việc phát hành tiền tệ với đầy đủ sự tin cậy.

Không ít người cảm thấy khó hiểu vì sao Trung Quốc không có quyền định giá trên thị trường quốc tế. Walmart có thể ép các doanh nghiệp Trung Quốc đến mức ai cũng phải xót xa. Các nhà kinh tế học giải thích rằng, bởi vì họ là người tiêu dùng lớn nhất, đại diện cho thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới – nước Mỹ. Và bởi vậy, họ là người có quyền định giá. Cũng có người giải thích rằng, vì đang nắm giữ các kênh tiêu thụ của thị trường Mỹ, nên Walmart có quyền định giá.

Vậy còn các mỏ khoáng sản, mỏ dầu, dược phẩm, máy bay chở khách, phần mềm thì sao? Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, và như vậy, trong vai trò là người tiêu dùng lớn nhất thế giới, làm sao mà quốc gia này có thể để cho kẻ khác chèn ép và thao túng giá cả?

Vì thiếu một chiến lược tài chính đúng đắn nên Trung Quốc không có quyền định giá. Trong một giai đoạn lịch sử rất dài, nền kinh tế Trung Quốc phát triển dựa trên nguồn vốn nước ngoài, nhưng nếu không có chính sách mở cửa hội nhập với nguồn vốn nước ngoài thì quốc gia này cũng sẽ không có sự phát triển kinh tế như hiện nay. Trung Quốc có thể trở thành đối tượng nhận nguồn vốn nước ngoài, nhưng cũng có thể đối tượng đó là Ấn Độ. Nguồn vốn này có thể được rót vào một quốc gia nhưng cũng có thể được rút ra khỏi quốc gia đó. Ai khống chế được quyền lưu động vốn, kẻ đó sẽ có đẩy đủ quyền định giá thật sự.

Các doanh nghiệp trên thế giới bất kể thuộc top 500 hay 100, bất kể là gã khổng lồ trong ngành công nghiệp xe hơi hay công nghiệp máy tính, đều cần đến tài chính. Đối với doanh nghiệp thì tiền cũng giống như không khí và nước với cơ thể sống vậy. Đối với các ngành nghề khác trong xã hội, tài chính là người chủ tuyệt đối. Ai khống chế được lưu thông tiền tệ, kẻ đó có thể quyết định sự hưng thịnh suy vong của bất cứ doanh nghiệp nào.

Nếu như cần công ty mỏ sắt của Úc giảm giá, chỉ cần một cú điện thoại là các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế đang lũng đoạn quyền phát hành đô-la Mỹ có thể ung dung. Công ty có còn cần đến nguồn tài chính nữa hay không? Nếu như không đáp ứng yêu cầu, công ty này sẽ có nguy cơ bị dồn vào thế cũng đường trên thị trường tài chính quốc tế. Giá cổ phiếu của họ có thể bị khống chế trên thị trường chứng khoán, cho đến khi công ty này "quỵ" hẳn mới thôi. Vũ khí sát thủ của các ông trùm tài chính quốc tế là cắt đứt nguồn năng lượng của doanh nghiệp, buộc đối thủ phải tuần theo mọi sự chi phối và điều khiển của mình.

Các ông trùm tài chính quốc tế cũng được ví như không quân chiến lược của một quốc gia vậy. Không có sự chi viện tấn công của không quân, các ngành nghề trên mặt đất chắc chắn sẽ rơi vào cuộc chiến giáp lá cà vô cùng thảm khóc với các quốc gia khác, thậm chí còn tự giết nhau, phá giá nhau, làm tổn hao vốn liếng của nhau hoặc phá hoại môi trường làm việc của nhau.

Trên thị trường quốc tế, nếu không khống chế được nguồn tài chính thì bất cứ một thể chế nào cũng không có quyền định giá sản phẩm và cũng không có quyền chủ động chiến lược trong phát triển kinh tế.

Vì vậy, chừng nào đồng tiền của Trung Quốc trở thành tiền dự trữ của thế giới, chừng đó quốc gia này mới có hi vọng được trở thành thành viên tham gia vào việc định giá tài chính trên thế giới.

Vậy đồng tiền nào có thể trở thành tiền tệ dự trữ của các nước trên thế giới?

Sở dĩ đồng bảng Anh và đồng đô-la Mỹ đều đã từng là những đồng tiền mạnh trong quần hùng tiền tệ thế giới là do nền kinh tế của các quốc gia này có được hệ thống tiền tệ ổn định làm chuẩn, hệ thống sản xuất phát triển mạnh mẽ, từng bước đóng vai trò then chốt trong hệ thống thanh toán thương mại thế giới. Cơ sở tạo nên sự tín nhiệm này đối với đồng bảng Anh và đồng đô-la Mỹ chính là vàng và bạc. Trong quá trình phát triển của hai nước này, mạnh lưới ngân hàng của các quốc gia này đã từng bước phủ khắp thế giới, đồng bảng Anh và đồng đô-la Mỹ có thể được chuyển thành vàng một cách tự do và thuận tiện, được thị trường chấp thuận, vì thế mà những đồng tiên này còn được gọi là "ngoại tệ mạnh". Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945, Mỹ đã từng nắm giữ đến 70% lượng dự trữ vàng của thế giới, cho nên đồng đô-la Mỹ được mọi người gọi là "Mỹ kim". Thước đo của cải ổn định được bảo đảm bởi bản vị vàng và bạc không chỉ là sự đảm bảo cho nền kinh tế Anh – Mỹ luôn giữ vị thế nổi trội mà còn là tiền đề lịch sử khiến cho đồng bảng Anh và đồng đô-la Mỹ trở thành một loại tiền tệ dữ trữ của thế giới. Năm 1971, sau khi hệ thống tiền tệ thế giới tách ra khỏi sự ràng buộc với vàng, uy lực của đồng tiền các nước đã bị tổn hại nghiêm trọng.

Năm 1971, một ounce vàng trị giá 35 đô-la Mỹ, đến năm 2006, một ounce vàng đã nhảy lên 630 đô-la Mỹ (ngày 23 tháng 11 năm 2006). Trong suốt 35 năm nay kể từ năm 1971 cho đến 2006, so với giá vàng thì:

Đông lia (Ý) đã giảm xuống 98,2% (kể từ năm 1999 về sau quy ra đồng euro)

Đồng phờ-răng Thụy Điển đã giảm 96%

Đồng bảng Anh đã giảm 95,7%

Đồng phờ-răng Pháp đã giảm 95,2% (kể từ năm 1999 về sau quy ra đồng euro)

Đồng đô-la Canada đã giảm 95,1%

Đồng đô-la Mỹ đã giảm 94,4%

Đồng mác Đức đã giảm 89,7% (từ năm 1999 về sau quy ra đồng euro)

Đồng yên Nhật đã giảm 83,3%

Đồng phờ-răng Thụy Sĩ đã giảm 81,5%

Việc hệ thống đồng đô-la Mỹ cuối cùng sẽ sụp đỗ vẫn là một logic phải xảy ra. Nếu nói đồng đô-la Mỹ không đáng tin cậy thì thế giới sẽ dựa vào đồng tiền công nợ nào đây?

Hiện nay, trong số các đồng tiền công nợ "hiện đại" hiện có ở phương Tây, không có đồng tiền nào mạnh hơn đồng phờ-răng Thụy Sĩ. Nguyên nhân khiến cả thế giới tin tưởng cao độ vào đồng phờ-răng Thụy Sĩ hết sức đơn giản: bởi giá trị của đồng phờ-răng Thụy Sĩ được đảm bảo bằng 100% vàng và có giá trị ngang với vàng. Một đất nước hình viên đạn với vẻn vẹn 7,2 triệu dân, nhưng lượng dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương nước này lên đến 2.590 tấn (năm 1990), chiếm 8% tổng lượng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, Đức và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Khi gia nhập tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) năm 1992, Thụy Sĩ buộc phải tách đồng phờ-răng của mình ra khỏi mối quan hệ với vàng. Và như vậy, mức độ đảm bảo bằng vàng của đồng phờ-răng Thụy Sĩ suy giảm dần, đến năm 1995, chỉ còn lại là 43,2%. Đến năm 2005, Thụy Sĩ chỉ còn lại 13.321 tấn vàng, nhưng so với số vàng dự trữ của Trung Quốc (600 tấn) thì con số này vẫn nhiều gấp hai lần. Cùng với sự sụt giảm lượng vàng bảo đảm cho đồng phờ-răng Thụy Sĩ, sức mua của đồng tiền này cũng ngày càng trở nên suy yếu.

Lượng dự trữ vàng của Nhật Bản năm 2005 chỉ 765,2 tấn. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, không phải Nhật không muốn tăng lượng dự trữ vàng, mà nước này đang bị Mỹ ngăn cản. Ferdinand Lips – một chuyên gia về vàng đồng thời là một nhà ngân hàng có tiếng ở Thụy sĩ – đã cùng với gia tộc Rothschild lập nên Ngân hàng Rothschild Bank AG tại Zurich và điều hành ngân hàng này trong nhiều năm. Đến năm 1987, ông đã thành lập Bank Lips AG tại Zurich – một thành viên "ruột thịt" của đế chế tài chính quốc tế. Trong cuốn "Chiến tranh vàng bạc" của mình, ông đã tiết lộ rằng, trong hội nghị hiệp hội vàng thế giới được tổ chức ở Paris, một quan chức giấu tên làm việc trong ngành ngân hàng của Nhật đã phàn nàn với Ferdinand Lips rằng, chỉ cần hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ còn hiện diện ở Nhật Bản để "bảo vệ sự an toàn" cho nước này thì Chính phủ Nhật Bản vẫn bị cấm dự trữ thêm vàng.

Trước mắt, Trung Quốc đã có nguồn dự trữ ngoại hối lên đến 1 nghìn tỉ đô-la Mỹ, và việc sử dụng khoản tài sản khổng lồ này có liên quan đến vận mệnh trăm năm của Trung Quốc trong tương lai. Đây không đơn giản là vấn đề mạo hiểm phân tán tài chính mà điều quan trọng là Trung Quốc phải xem xét làm thế nào để giành được quyền chủ động chiến lược trong cuộc chiến tranh tài chính quốc tế sắp diễn ra để chiếm lấy vị thế bá chủ tiền tệ trong thời đại "hậu đô-la Mỹ" trên thế giới.

Cuối năm 2006, Trung Quốc đã mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính. Các Ngân hàng quốc tế đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh tiền tệ không mùi khói đang cận kề. Lần này, người ta sẽ không thấy cảnh pháo Tây súng Tây, cũng không nghe thấy tiếng thét nơi chiến trường, nhưng kết quả sau cùng của cuộc chiến này sẽ quyết định đến số phận tương lai của Trung Quốc. Bất kể có ý thức được hay không, có chuẩn bị tốt hay không, sớm muộn Trung Quốc cũng sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến tranh tiền tệ - một cuộc chiến không tuyên mà chiến. Chỉ khi phán đoán rõ ràng và chính xác về mục đích chiến lược chủ yếu và phương hướng tấn công chính của các Ngân hàng quốc tế, quốc gia này mới có thể đặt ra một sách lược phản ứng hiệu quả.

Có hai mục đích chiến lược căn bản trong cuộc đổ bộ ồ ạt của các Ngân hàng quốc tế vào Trung Quốc: khống chế quyền phát hành tiền tệ của Trung Quốc, tạo ra "cuộc giải thể có kiểm soát" đối với nền kinh tế Trung Quốc, và cuối cùng lập nên một Chính phủ thế giới và Tiền tệ thế giới dưới sự chi phối chủ đạo của trục London – phố Wall.

Có lẽ mọi người đều biết rằng, người nào có thể lũng đoạn được nguồn cung ứng của một loại sản phẩm thì kẻ đố sẽ có được lợi nhuận siêu cấp. Mà tiền tệ là một thứ sản phẩm mà ai ai cũng cần, nếu người nào lũng đoạn được quyền phát hành tiền tệ của một quốc gia, kẻ đó sẽ nắm giữ được công cụ tạo ra nguồn lợi nhuận vô hạn. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong hàng mấy trăm năm qua, các Ngân hàng quốc tế đã vò đầu vắt óc, dồn tâm suy nghĩ, không từ bất kỳ âm mưu thủ đoạn nào để lũng đoạn được quyền phát hành tiền tệ của toàn thế giới. Xét về tổng thể, rõ ràng Ngân hàng quốc tế đang ở vào thế chủ động tấn công chiến lược, trong khi các ngân hàng của Trung Quốc lại lâm vào thế thúc thủ, và so với Ngân hàng quốc tế - kẻ đã chơi trò ảo thuật với tiền tệ trên thế giới hàng trăm năm qua – thì các ngân hàng Trung Quốc rõ ràng là yếu kém về nhiều mặt, từ vốn liếng, nguồn nhân lực, mô hình kinh doanh, hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho đến hệ thống pháp lý. Nếu muốn tránh khỏi nguy cơ thất bại toàn diện cho cuộc chiến này, Trung Quốc chỉ có một lựa chọn duy nhất: "anh đánh theo cách anh, tôi đánh theo cách tôi", và quyết không đánh theo cách mà đối phương hoạch định.

Đây là một cuộc chiến tranh tiền tệ chỉ có hai con đường: hoặc thất bại hoặc chiến thắng. Nếu không bị "đế quốc La Mã mới" chinh phục trong cuộc chiến này thì trong quá trình đập tan đối thủ, Trung Quốc sẽ xây dựng nên một trật tự mới về tiền tệ trên thế giới.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 10.

Đọc tiếp:

Nhận xét