Nước Pháp nơi cát cứ của quyền lực tài chính - phần 5

Cuộc cách mạng đổi mới tài chính

Cách mạng năm 1848 (Rào chắn trên đường Soufflot, một bức tranh năm 1848 của Horace Vernet)

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, với tư cách là một ngân hàng trung ương, vai trò của Ngân hàng France trong lĩnh vực tài chính Pháp không phải là cốt lõi, sức ảnh hưởng của các ngân hàng tư nhân đều ở vị thế nổi trội hơn so với Ngân hàng France, đặc biệt là Ngân hàng Rothschild. Mãi đến cuộc cách mạng năm 1848 thì tình trạng này mới có chút thay đổi. Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng, hệ thống quyền lực xã hội truyền thống bị phá hủy ở mức độ lớn hơn, và một mô hình quyền lực mới nhanh chóng được hình thành, trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính cũng như vậy.

Sau cuộc cách mạng năm 1848, quyền phân phối tiền giấy của Ngân hàng France lan ra ngoài phạm vi Paris và xâm nhập vào các trung tâm công nghiệp và thương mại quan trọng ở các tỉnh thành khác. Cuộc khủng hoảng đã chấm dứt chính sách chiết khấu hóa đơn bảo thủ của Ngân hàng France, mở rộng hoạt động kinh doanh chiết khấu sang các đối tượng khác như biên lai kho (Warehouse Warrant), trái phiếu chính phủ và thương phiếu có chữ ký của ba bên (Three-signature Commercial Paper), và đồng thời được phép phát hành tiền giấy với mệnh giá 100 franc, những điều này đã thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Ngân hàng Pháp trên toàn quốc. Ngay sau đó là Ngân hàng Chiết khấu Quốc gia Paris, được thành lập vào ngày 8 tháng 3 năm 1848, nhằm cung cấp cho giới thương gia Paris những thanh khoản khẩn cấp để hạn chế làn sóng phá sản với quy mô lớn của các tổ chức thương mại ở Paris. Đến năm 1854, dưới sự đôn đốc của chính phủ, Ngân hàng Chiết khấu Quốc gia Paris từ bỏ địa vị bán quốc hữu và trở thành một công ty cổ phần thông thường. Nội dung nghiệp vụ của nó cũng được chuyển đổi, từ cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức thương mại ở Paris sang dịch vụ tài chính ngoại thương. Ngoài Ngân hàng Chiết khấu Quốc gia Paris, có 76 ngân hàng chiết khấu địa phương thành lập trên khắp nước Pháp, chủ yếu cung cấp dịch vụ chiết khấu đối với các loại giấy tờ thương mại khác nhau cho các doanh nhân ở địa phương.

Saint Simon
Saint Simon (nguồn internet)

Đầu thế kỷ XIX, tư tưởng về chủ nghĩa công nghiệp của nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng người Pháp – Saint Simon trở nên vô cùng phổ biến, và không ít người Pháp đã chịu ảnh hưởng sâu sắc. Tư tưởng của Saint Simon nổi tiếng với lý luận mang tính thực dụng, đặt ra giả thiết về một chế độ lý tưởng trong tương lai là "chế độ thực nghiệp". Các nhà thực nghiệp và học giả có quyền kiểm soát tất cả các khía cạnh của xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa. Mục đích duy nhất của xã hội là cố gắng hoàn thiện hóa việc sử dụng các kiến thức về khoa học, nghệ thuật và thủ công để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, đặc biệt là các nhu cầu vật chất và tinh thần của những người thuộc giai cấp bần cùng nhất và đông nhất. Mọi người đều phải làm việc, nền kinh tế phát triển theo kế hoạch và thu nhập cá nhân phải tỷ lệ thuận với tài năng và đóng góp của người đó, không công nhận đặc quyền của bất kỳ ai. Trong một xã hội lý tưởng, khoa học chính trị sẽ trở thành môn khoa học về sản xuất, chính trị sẽ bao gồm cả kinh tế, và sự thống trị đối với con người sẽ biến thành sự quản lý đối với sự vật và sự lãnh đạo đối với quá trình sản xuất. Saint Simon coi giai cấp tư sản vốn tham gia vào các hoạt động công nghiệp cũng chẳng khác gì người lao động hoặc "người thực nghiệp" như giai cấp công-nông. Ngoài ra ông còn ký thác hy vọng vào lý trí và lòng tốt của giai cấp thống trị, ảo tưởng rằng các vị quốc vương và giai cấp tư sản sẽ giúp giai cấp vô sản thiết lập nên chế độ thực nghiệp và chủ nghĩa xã hội. Saint Simon cũng đưa ra ý tưởng của riêng mình về việc phát triển một loại hình công nghiệp tài chính mới và cải thiện kinh doanh nông nghiệp của Pháp.

Đối với những người theo chủ nghĩa của Saint Simon và những người quan tâm đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Pháp, để tiến hành kiến thiết một nền kinh tế quy mô lớn ở Pháp, đặc biệt là phát triển những lĩnh vực đường sắt, vận tải, kênh đào và các doanh nghiệp công nghiệp lớn, thì bắt buộc phải thành lập các công ty theo chế độ cổ phần hữu hạn trên quy mô lớn nhằm tổ chức và huy động tài sản của toàn bộ tầng lớp trung lưu Pháp với hiệu suất cao. Một mặt là để có nguồn vốn cung ứng cho các công trình này. Mặt khác là để trả lại thu nhập phát triển kinh tế cho quần chúng dưới hình thức cổ tức và hoa hồng, từ đó thực hiện được vòng tuần hoàn tích cực mang tên "dân giàu nước mạnh".

Trong khuôn khổ lý thuyết của chủ nghĩa thực nghiệp Saint Simon, đổi mới lĩnh vực tài chính là thành lập các ngân hàng đầu tư theo chế độ cổ phẩn, thay thế mô hình ngân hàng đầu tư tư nhân truyền thống. Thông qua phát hành công khai cổ phiếu và trái phiếu, ngân hàng theo chế độ cổ phần có thể huy động tiền quy mô lớn từ công chúng xã hội – đây là điều mà các ngân hàng tư nhân không thể làm được. Một mặt, chính phủ có thể thoát khỏi sự phụ thuộc tài chính vào các ngân hàng tư nhân. Mặc khác, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển thực nghiệp mạnh mẽ hơn nữa. Tư tưởng thực nghiệp và chủ trương công nghiệp hóa của Saint Simon đã trở thành tư tưởng chủ đạo của kế hoạch công nghiệp hóa trong Đế chế Thứ hai, có tác động lớn lao và sâu rộng đến sự phát triển kinh tế hiện đại của Pháp.

Sự khuếch trương thế lực của Ngân hàng France và sự xuất hiện của các ngân hàng đầu tư theo chế độ cổ phần đã đe dọa nghiêm trọng đến cấu trúc quyền lực của ngân hàng tư nhân truyền thống ở hai phương diện. Thái độ của gia tộc Rothschild là bảo vệ một cách bản năng các quyền lợi của mình, kiêm quyết phản đối sự đổi mới tài chính đó và sử dụng mọi cách để kìm hãm và bóp nghẹt sự xuất hiện của các ngân hàng theo chế độ cổ phần. Sau khi đánh bại "phái đổi mới" do gia tộc Bellella làm đại diện, gia tộc Rothschild đã phán đoán tình hình thuận theo xu hướng lịch sử và bắt đầu thành lập phiên bản ngân hàng đầu tư theo chế độ cổ phần của riêng họ, đó chính là Ngân hàng Paribas – ngân hàng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đối với đời sống kinh tế nước Pháp cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Trích "Chương 3, Chiến tranh tiền tệ - phần 2 - Sự thống trị của quyền lực tài chính, Song Hong Bing"

Đọc tiếp:

Nhận xét