Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực - phần 7

Cuộc tổng công kích loại bỏ vàng

Nixon không hiểu hoặc không muốn hiểu tại sao vàng lại chảy ào ào ra nước ngoài. Và mặc dù Chính phủ Mỹ cố sức ngăn cản nhưng tất cả cũng đều uổng công vô ích. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ: ngân sách thu chi của Mỹ đã thể hiện sự thâm hụt lớn. Trên thực tế, Mỹ không thể duy trì một tỉ suất hồi đoái cố định với vàng. Không phải là số lượng vàng quá thiếu, mà là số lượng đồng đô-la Mỹ do hệ thống ngân hàng của Mỹ ấn hành đã quá thừa.

John Exeter của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã giải thích đoạn cuối câu chuyện trong trận quyết chiến với vàng:

“Ngày 10 tháng 8 năm 1971, một nhóm các nhà tài phiệt ngân hàng, chuyên gia kình tế học và tiền tệ đã tiền hành một cuộc thảo luận phi chính thức ở vùng ven biển New Jersey về vấn đề khủng hoảng tiền tệ. Khoảng 3 giờ chiều, xe của Paul Volker đã đến. Khi đó ông ta là Thứ trưởng Bộ Tài chính, phụ trách vấn đề tiền tệ.

Chúng tôi đã cùng nhau thảo luận các phương án giải quyết có thể. Ngài biết không, tôi luôn bảo vệ chính sách tiền tệ bảo thủ, cho nên ý kiến nâng cao lãi suất ở góc độ rộng do tôi đề xuất đều bị đa số phủ quyết. Những người khác cho rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không thể thả nổi vấn đề mở rộng tín dụng. Họ lo lắng về khả năng dẫn đến suy thoái thậm chí là sụp đổ của hệ thống tiền tệ.

Tôi lại kiến nghị nâng cao giá vàng, Paul Volker cho rằng điều này có lý, nhưng ông ta cảm thấy sẽ khó được Quốc hội thông qua. Những người lãnh đạo thế giới kiểu như nước Mỹ sẽ không muốn thừa nhận với dân chúng về khả năng tiền tệ bị mất giá, cho dù vấn đề có nghiêm trọng đến mức nào. Điều này quả thực đã khiến cho họ cảm thấy khó xử, mãi cho đến lúc này, đa số người dân vẫn còn chưa biết được cuộc khủng hoảng tiền tệ mà chúng tôi đang đối mặt. Điều này chẳng giống với năm 1933, Khi đất nước nằm trong tình trạng khẩn cấp và Roosevelt mặc sức muốn làm gì thì làm.

Lúc này, Paul Volker quay qua hỏi tôi, nếu là để tôi quyết sách thì phải làm như thế nào. Tôi nói với ông ta rằng vì ông ta không muốn tăng lãi suất, lại không muốn tăng giá vàng, vậy thì chỉ có cách là đình chỉ việc hoán đổi vàng, chứ tiếp tục bán vàng trong kho ra với giá 35 đô-la Mỹ một ounce thì còn ý nghĩa gì. Năm ngày sau, Nixon đóng cửa thị trường vàng.”

Ngày 15 tháng 8 năm 1971, Mỹ đã không thể khôi phục lại sự công nhận của quốc tế đối với sự ràng buộc giữa vàng và đồng đô-la Mỹ. Trong bài diễn thuyết tối hôm đó, Nixon đã cực lực phản đối các phần tử đầu cơ trên thị trường tài chính quốc tế - những kẻ đã tạo nên sự hỗn loạn về tiền tệ. Ông cũng cho rằng, để bảo vệ đồng đô-la Mỹ cần phải chấm dứt tạm thời việc hoán đổi đồng đô-la Mỹ thành vàng. Vấn đề là, “phần tử đầu cơ” mà Nixon đã nhắc đến là những ai? Nên nhớ rằng, vào lúc này ông vua đầu cơ Soros vẫn còn nhỏ, thị trường hối đoái lúc này nằm dưới sự chi phối của Bretton Woods System, và hầu như sự thay đổi trong tỉ suất hối đói hầu như không phải và vấn đề cần tính đến. Không phải bất cứ nhà đầu tư nào cũng đều có thể tìm đến nước Mỹ để hoán đổi vàng, chỉ có các ngân hang trung ương các nước mới có tư cách để làm việc này. Một trong những kẻ đầu tiên chính là Pháp.

Ngay sau khi mối dây liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đô-la Mỹ bị Tổng thống Nixon cắt đứt vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, thời khắc khiến cho các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế kích động căng thẳng cuối cùng đã đến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, toàn thế giới cùng tiến vào thời đại tiền tệ hợp pháp, tuy nhiên, đối với nền văn minh và xã hội loài người thì khó có thể khẳng định rằng điều này là phúc hay là họa.

Sau khi thoát khỏi cái vòng kim cô của vàng, các nước công nghiệp phương Tây bắt đầu một thời kỳ mở rộng tín dụng quy mô chưa từng có. Quyền phát hành tiền tệ đã không còn bị khống chế. Tính đến năm 2006, tổng số nợ của Chính phủ, công ty, cá nhân Mỹ đã lên đến 44 nghìn tỉ đô-la, nếu như tính toán với lãi suất thấp nhất là 5% thì mỗi năm khoản tiền lãi phải hoàn trả đã lên đến 2200 tỉ đô-la Mỹ.

Vấn đề là khoản nợ nần khổng lồ đến mức không thể được hoàn trả. Thế nhưng, điều nực cười là, những khoản nợ này cuối cùng sẽ do người dân đóng thuế của các nước trên thế giới hoàn trả.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 7.

Đọc tiếp:

Nhận xét