Chiến tranh và sự suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng quốc tế - phần 5

“Hòa ước Versailles”: Bản hợp đồng ngừng bắn kỳ hạn 20 năm

Ngày 11 tháng 11 năm 1918, cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất tàn khốc và đẫm máu cuối cùng đã hạ màn. Trong vai trò là nước chiến bại, Đức đã bị mất đi 13% lãnh thổ đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường một khoản 32 tỉ đô-la. Ngoài ra mỗi năm còn chịu thêm khoản lãi suất 500 triệu đô-la, bị trưng thu 26% khoản phí ngoài định mức đối với hàng hóa xuất khẩu và mất luôn quyền kiểm soát với các sứ thuộc địa. Số lượng lục quân chỉ được giữ lại 100 nghìn người, các chiến hạm chủ lực của hải quân không được vượt quá sáu cái, không được trang bị các loại khí tài hạng nặng như tàu ngầm, máy bay, xe tăng, hoặc trọng pháo.

David Lloyd George – Thủ tướng Anh, đã từng tuyên bố “phải đem được tiền về cho dù có phải lục soát hết túi của người Đức đi chăng nữa”, nhưng về phía mình, ông ta cũng thừa nhận: “Văn kiện [hòa ước] mà chúng ta soạn thảo đã gieo mầm cho cuộc chiến tranh 20 năm sau. Những điều kiện mà các bạn áp đặt cho người Đức có thể khiến người Đức hoặc là không tuân thủ điều ước, hoặc là phát động chiến tranh.” Curzon – Bộ trưởng Ngoại giao Anh cũng có cách nhìn tương tự, ông nói: “Hòa ước này sẽ chẳng đem lại hòa bình, mà nó chỉ có thể là một bản hòa ước đình chiến có thời hạn 20 năm mà thôi.”

Sau khi xem xong bản hòa ước này, Tổng thống Wilson cũng đã nhíu mày nói rằng: “Nếu là người Đức thì tôi nghĩ rằng mình sẽ tuyệt đối không đặt bút ký bản hòa ước này.”

Vấn đề không phải là các chính trị gia có ý thức được bản chất của vấn đề hay không mà phụ thuộc vào “các sư phụ” sau lưng họ - những người ra quyết sách thực sự. Các ông trùm ngân hàng tháp tùng Tổng thống Wilson trong cuộc vi hành đến Paris gồm có: Cố vấn tài chính cao cấp Paul Warburg, Morgan và luật sư Felix của ông, Thomas Lemon – cổ đông cao cấp của công ty Morgan, Baru – Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp Thời chiến, anh em nhà Dulles (một người là nhân vật chóp bu của CIA sau này, một người là Bộ trưởng Ngoại giao). Sau lưng Thủ tướng Anh là Philip Sassoon – con cháu đích tôn của dòng họ Rothschild. Jeroboam Rothschild – cán bộ tham mưu của Thủ tướng Pháp Clemenceau. Người dẫn đầu đoàn đại biểu của Đức chính là Max Warburg – anh trai cả của Paul. Khi các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tề tựu đến Paris, trong vai trò là chủ nhà, Nam tước Edmond de Rothschild tiếp đãi các vị khách quý nhiệt tình. Ông bố trí cho các quan khách có máu mặt của đoàn đại biểu Mỹ nghỉ ngời trong dinh thự lộng lẫy của mình ở Paris.

Thực tế, Hội nghị hòa bình Paris là một cuộc liên hoa của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Sau khi phất mạnh nhờ vào các khoản tiền thu được từ cuộc chiến, họ đã tiện tay gieo hạt mầm cho cuộc chiến tiếp theo: Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 4.

Đọc tiếp:

Nhận xét