Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực - phần 4

Sự kết thúc của chế độ bản vị bạc

Việc hủy bỏ triệt để chế độ dùng vàng để bảo đảm tiền tệ đã nằm trong kế hoạch tổng thể của các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bạc trắng lại có cấp độ ưu tiên cao hơn. Trên thế giới, trữ lượng tài nguyên bạc được cho là phong phú. Một khi các nước trên thế giới bắt đầu tham gia vào việc thăm dò và khai thác bạc trên quy mô lớn, mục tiêu loại bỏ chế độ dùng vàng để bảo đảm tiền tệ sẽ khó được thực hiện hơn. Hơn thế nữa, nó còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa vàng và bạc. Một khi lượng cung ứng bạc trắng tăng mạnh, “Chứng chỉ bạc trắng” rất có thể sẽ hồi sinh và tranh chấp với “Chứng chỉ của Cục Dự trữ Liên bang.” Do Chính phủ Mỹ nắm giữ quyền phát hành “Chứng chỉ bạc trắng” nên một khi phiếu này chiếm ưu thế, sự sinh tồn của Cục Dự trữ Liên bang sẽ bị đe dọa.

Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế là dốc hết khả năng có thể để làm giảm giá bạc. Một mặt, điều này sẽ khiến cho ngành khai thác bạc trên thế giới rơi vào tình trạng lỗ vốn hoặc lợi nhuận kém, từ đó làm chậm quá tình thăm dò và khai thác của các mỏ bạc, làm giảm lượng cung ứng. Mặt khác, nó sẽ thúc đẩy lượng bạc dùng trong công nghiệp tăng lên do giá bạc cực kỳ rẻ mạt, khiến cho việc nghiên cứu và ứng dụng thay thế vật liệu bạc trở thành điều tất yếu, từ đó mà tiêu hao lượng bạc dự trữ của Bộ Tài chính Mỹ với tốc độ nhanh nhất. Bộ Tài chính không tìm đầu ra bạc trắng, thì “Chứng chỉ bạc trắng” cũng tự nhiên không đánh mà hàng, và việc hủy bỏ chế độ dùng bạc trắng để đảm bảo tiền tệ cũng trở nên hợp logic. Điều mấu chốt là phải tranh thủ thời gian.

Đương nhiên, Kennedy biết rất rõ việc này. Một mặt, ông ta tỏ thái độ sẽ nghĩ đến việc xóa bỏ chế độ dùng bạc trắng để bảo đảm tiền tệ khi có điều kiện thích hợp, mặt khác lại tính đến những phương án khác. Đáng tiếc là Bộ trưởng Tài chính Douglas Dillon lại không phải là người tâm phúc của ông. Dillon xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc thuộc  ngành ngân hàng ở phố Wall. Bản thân ông là người của Đảng Cộng hòa được các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế cài vào trong nội các của Đảng Dân chủ dưới thời Tổng thống Kennedy. Với quyền lực trong tay về tài chính, Dillon hết lòng giúp đỡ các nhà Ngân hàng quốc tế. Sau khi Dillon lên nhậm chức, công việc đầu tiên của ông là làm tiêu hao lượng dự trữ lượng bạc trắng của Bộ Tài chính với tốc độ nhanh nhất có thể. Quả nhiên Dillon đã không phụ lòng mong mỏi của các nhà tài phiệt, ông đã bán đổ bán tháo một lượng lớn bạc trắng cho các nhà sử dụng công nghiệp với giá siêu rẻ 91 cent/ounce. Hiệp hội người tiêu dùng bạc trắng ở Mỹ được thành lập năm 1947 đã phụ họa với Dillon, quyết liệt yêu cầu “bán sạch lượng bạc tồn lại của Bộ Tài chính để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng bạc trắng.”

Ngày 19 tháng 3 năm 1961, tờ New York Times đã đưa tin như thế này:

Thượng nghị sĩ chỉ trích Bộ Tài chính Mỹ trong việc bán tháo bạc trắng

Hôm nay, Thượng Nghị sĩ Alan Bible đề xuất với Bộ Tài chính xem xét lại chính sách bán tháo một lượng lớn bạc với giá thấp hơn giá thị trường quốc tế. Trong thư gửi cho Bộ trưởng Tài chính Douglas Dillon, vị Nghị sĩ Đảng Dân chủ đã nói rằng, việc phát hiện và khai thác mỏ bạc trên phạm vi nước Mỹ đã thấp hơn nhu cầu tiêu dùng, mà hành vi bán phá giá của Bộ Tài chính là không hiện thực. Ông nói rằng “chỉ ngay sau khi Bộ Tài chính giảm áp lực giá đối với thị trường nội địa và các nước láng giềng thì mọi việc mới được giải quyết.”

Ngày 19 tháng 8 năm 1961, tờ New York Times còn đăng tải một tin tức như thế này:

Hôm nay, 13 nghị sĩ Đảng Dân chủ đến từ miền Tây thuộc các bang sản xuất bạc đã trình một bức thư lên Tổng thống Kennedy. Trong thư, các nhà sản xuất bạc đã yêu cầu Bộ Tài chính lập tức đình chỉ hành vi bán tháo bạc trắng với giá rẻ mạt. Hành vi bán tháo bạc của Bộ Tài chính đã tạo ra sự suy giảm giá bạc trắng tại thị trường trong nước và quốc tế.

Ngày 16 tháng 10 năm 1961, tờ New York Times đưa tin:

Các nhà tiêu dùng công nghiệp biết rằng, họ có thể mua được một ounce bạc với giá 91 đến 92 xu từ Bộ Tài chính, và vì thế mà họ đã từ chối chi trả nhiều tiền hơn cho ngành công nghiệp khai thác sản xuất bạc.

Bày 29 tháng 11 năm 1961, tờ New York Times đưa tin:

Hôm qua, các nhà sản xuất bạc đã nhận được một tin vui: Tổng thống Kennedy đã ra lệnh cho Bộ Tài chính đình chỉ việc bán tháo bạc trắng cho giới công nghiệp. Các nhà tiêu dùng công nghiệp sử dụng bạc trắng đã hết sức lo lắng.

Ngày 30 tháng 11 năm 1961, tờ New York Times đưa tin:

Tại thị trường New York, giá bạc đã tăng lên đến mức cao nhất trong vòng 41 năm trở lại đây. Hôm thứ ba, Tổng thống Kennedy đã tuyên bố cải cách toàn diện chính sách bạc trắng của Chính phủ Mỹ, theo đó, thị trường có quyền quyết định giá bạc. Bước đầu tiên là Bộ Tài chính ngay lập tức đình chỉ hành vi bán tháo bạc.

Cuối cùng, Tổng thống Kennedy cũng đã phải ra tay, tuy có muộn một chút, vì lượng bạc của Bộ Tài chính lúc này chỉ còn lại chưa đến 17 tỉ ounce. Nhưng phương sách quyết đoán của ông đã phát đi một tín hiệu tốt lành khiến các nhà sản xuất bạc khắp nơi trên thế giới hân hoan, Với sự can thiệp của Tổng thống Kennedy, sản lượng bạc tăng lên và lượng trong kho của Bộ Tài chính được ổn định. Những điều này giúp cho cổ phiếu của các công ty bạc tăng vọt.

Hành động lần này của Kennedy đã phá vỡ hoàn toàn mưu đồ của các nhà Ngân hàng quốc tế.

Tháng 4 năm 1963, tại phiên điều trân Quốc hội, William J. Martin – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phát biểu rằng: “Ủy ban Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tin chắc rằng không cần phải sử dụng bạc trắng trong hệ thống tiền tệ Mỹ. Cho dù không ít người cảm thấy việc rút bạc ra khỏi một phần hệ thống tiền tệ của chúng ta có thể gây ra khả năng mất giá tiền tệ, nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này.”

Theo quy luật thông thường, ngay khi thị trường bạc có tín hiệu tăng giá, người ta cần ít nhất là 5 năm để bắt đầu lại quá trình thăm dò, lắp đặt thiết bị khai thác mới nhằm mở rộng quy mô sản xuất, cuối cùng là nâng cao sản lượng cung ứng.

Cao điểm trong cuộc đấu tranh giữa Kennedy và các nhà Ngân hàng quốc tế chính là hệ thống dùng bạc để bảo đảm vị thế tiền tệ. Một khi lượng cung ứng bạc bắt đầu tăng trở lại, Kennedy có thể bắt tay với các xí nghiệp sản xuất bạc ở các bang miền Tây nhằm tăng thêm lượng phát hành của “Chứng chỉ bạc trắng”, và “Chứng chỉ bạc trắng” chắc chắn sẽ lại phát triển.

Đến khi đó, pháp lệnh số 11110 do Tổng thống Kennedy ký ngày 4 tháng 6 năm 1963 sẽ lập tức trở thành vũ khí lợi hại để đối phó với “giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang.”

Điều đáng tiếc là, các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế cũng nhìn ra được sự dàn xếp của Kennedy. Vị Tổng thống rất được nhân dân tín nhiệm này gần như chắc chắn sẽ tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc tranh cử cuối năm 1964. Nếu Kennedy ngồi ở chiếc ghế Tổng thống thêm một nhiệm kỳ 4 năm nữa thì cục diện sẽ thay đổi không thể cứu vãn được.

Vậy là việc loại bỏ Kennedy trở thành lựa chọn duy nhất.

Kennedy bị ám sát tại phi trường đúng vào ngày Johnson trở thành Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ. Johnson biết rất rõ sự kỳ vọng của các nhà tài phiệt Ngân hàng quốc tế đối với mình và ông ta không thể và cũng không dám phụ lại sự “kỳ vọng” đó.

Tháng 3 năm 1964, sau khi nhậm chức Tổng thống không lâu, Johnson đã ra lệnh cho Bộ Tài chính đình chỉ việc hoán đổi giữa chứng chỉ bạc và bạc hiện vật, từ đó bỏ việc phát hành “Chứng chỉ bạc.” Bộ Tài chính lại bắt đầu bán tháo lượng bạc dự trữ cho giới công nghiệp với giá 1,29 USD để tiếp tục ép giá bạc, làm suy giảm động lực sản xuất của các ngành sản xuất bạc, ngăn chặn nhu cầu cung ứng bạc.

Tiếp ngay sau đó, vào tháng 6 năm 1965, Johnson lại ra lệnh pha loãng bạc nhằm hạ thấp vị thế của bạc trong lưu thông tiền tệ. Ông ta nói: “Tôi muốn tuyên bố một cách rõ ràng, những thay đổi này [pha loãng bạc] sẽ không ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền đúc. Trong phạm vi nước Mỹ, tiền mới sẽ có thể được hoán đổi với tiền giấy có cùng mệnh giá.”

Ngày 7 tháng 6 năm 1966, tờ The Wall Street Daily đã phản ứng một cách mỉa mai rằng: “Đúng vậy, nhưng dưới ảnh hưởng của nạn lạm phát tiền tệ suốt 30 năm qua, sức mua của loại tiền giấy kia đã bị ăn mòn gần hết rồi. Chính vì vậy mà tiền tệ của chúng ta đã hoàn toàn bị tách biệt khỏi vàng bạc.”

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng thừa nhận, hằng năm họ đều có kế hoạch với những tính toán “khoa học” để sức mua của đồng đô-la giảm xuống từ 3% đến 4% sao cho tầng lớp lao động có thể “thấy được” tiền lương của mình đang tăng lên.

Đến mùa hẹ năm 1967, Bộ Tài chính không còn bạc trắng “nhàn rỗi” để có thể bán đổ bán tháo.

Cuối cùng, đại nghiệp tiền tệ bạc trắng đã được thực thi trong tay Johnson.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 7.

Đọc tiếp:

Nhận xét