Cuộc chiến tranh cuối cùng của đồng tiền đích thực - phần 2

Sắc lệnh Tổng thống số 11110: giấy chứng tử của Kennedy

Đối với người dân Mỹ, ngày 22 tháng 1 năm 1963 là một ngày không bình thường. Tổng thống Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas bang Texas. Tin dữ loan đi, toàn nước Mỹ rơi vào nỗi kinh hãi và bi thương.

Tổng thống John F. Kennedy và vợ trong chuyến thị sát thành phố Dallas trước khi bị ám sát 2 phút
Tổng thống John F. Kennedy và vợ trong chuyến thị sát thành phố Dallas trước khi bị ám sát 2 phút

Mấy chục năm sau, khi nhắc đến thời khắc này, rất nhiều người vẫn còn nhớ chính xác mình đã làm gì khi đó. Rốt cuộc ai là kẻ ám sát Tổng thống? Tại sao kẻ đó lại ám sát Tổng thống? Câu hỏi cho đến nay vẫn là điều bí mật được mọi người bàn tán. Kết luận cuối cùng của Ủy ban Warren thuộc Chính phủ Mỹ cho rằng, đây là một vụ án đơn độc của một tên hung thủ có tên là Oswald, nhưng những điểm nghi vấn của vụ án này quả thực là rất nhiều, và cho đến ngày nay, trong xã hội vẫn lưu truyền nhiều giả thuyết về các âm mưu ám sát Tổng thống.

Trong số các giả thuyết này, điểm nghi vấn rõ ràng nhất là hung thủ đã thoát khỏi sự truy đuổi của cảnh sát trong 48 giờ và đã bị một tên sát thủ gốc Do Thái khác bắn chết ở cự ly gần trước sự chứng kiến của công chúng. Hàng triệu người đã chứng kiến toàn bộ quá trình mưu sát qua truyền hình, và động cơ của tên hung thủ này là “muốn thể hiện lòng can đảm của người Do Thái trước toàn thế giới.”

Một điểm nghi vấn rất lớn khác là, rốt cuộc có bao nhiêu người đã tham gia vụ mưu sát Tổng thống Kennedy? Kết luận của Ủy ban Warren là trong thời gian 5-6 giây, sát thủ đã bắn liên tiếp ba phát đạn, trong đó một phát trật mục tiêu, phát tiếp theo trúng cổ và phát cuối cùng trúng đầu nạn nhân. Chẳng ai tin được tên hung thủ lại có thể bắn chính xác trong thời gian ngắn như vậy, điều kỳ lạ hơn là viên đạn bắn trúng cổ Tổng thống lại tiếp tục xuyên vào vị Thống đốc bang ngồi phía trước Tổng thống, mà tỉ lệ này thì hầu như là bằng không, cho nên người ta gọi đó là “phát đạn thần kỳ.” Rất nhiều chuyên gia tin rằng, ít nhất không chỉ có một người bắn Tổng thống từ một hướng, và số lần bắn không chỉ dừng lại ở ba phát đạn.

Theo hồi ức của một cảnh sát lái xe bảo vệ Tổng thống Kennedy thì: “khi Tổng thống đang bắt tay những người dân đứng chào đón ông ở phi trường, một đặc vụ của phó Tổng thống Johnson bước đến ra lệnh cho chúng tôi làm công tác an ninh. Điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên là những người này báo cho chúng tôi là Tổng thống đã thay đổi lộ trình khi sắp vào quảng trường Deli. Nếu như lộ trình ban đầu được giữ nguyên thì sát thủ có thể không có cơ hội ra tay. Họ còn đưa ra cho chúng tôi một mệnh lệnh chưa từng nghe thấy, vì trong tình huống thông thường, bốn chiếc mô-tô hộ tống của chúng tôi phải theo sát bốn phía của Tổng thống, nhưng lần này, họ ra lệnh cho tất cả chúng tôi chạy theo phía sau, trong bất cứ tình huống nào cũng không được vượt qua bánh xe sau của xe Tổng thống đang ngồi. Họ nói rằng, sở dĩ làm như vậy là để cho “tầm nhìn của mọi người không bị che khuất.”.. Một người bạn khác của tôi [là vệ sĩ của Phó Tổng thống Johnson] kể rằng, trong khoảng 30 hay 40 giấy trước khi thấy phát đạn thứ nhất, Johnson đã khom người xuống trong xe, thậm chí trước khi đoàn xe rẽ sang đại lộ Houston. Có thể ông ta đang tìm gì đó trên thảm lót xe, nhưng có vẻ như ông ta đã dự cảm được sẽ có viên đạn bay qua vậy.”

Xuống phi trường Washington trên một chuyên cơ, Đệ nhất phu nhân Jacqueline vẫn mặc chiếc áo choàng thấm đẫm máu của Kennedy. Bà tỏ ra kiên trì như vậy chính là để cho “lũ giết người thấy được tội ác chúng phạm phải.” Tên hung thủ Oswald lúc này vẫn bị cảnh sát giam giữ. “Chúng” mà Jacqueline nói đến ở đây là những ai? Trong di chúc của mình, Jacqueline đã nói rằng, trong vòng 50 năm sau khi bà qua đời (ngay 19 tháng 5 năm 2044), nếu đứa con trai út của bà tạ thế, bà sẽ ủy quyền cho thư viện Kennedy công bố một phần 500 trang tài liệu liên quan đến Kennedy. Điều khiến bà không thể ngờ được rằng, đứa con trai út của bà đã mất mạng trong một tai nạn máy bay năm 1999.

Năm 1968, Robert Kennedy – em trai của cố Tổng thống Kennedy, người giữ vai trò quan trọng trong việc vận động dân quyền – ngay sau khi được để bạt vào vị trí ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, gần như nắm chắc cơ hội thắng lợi, trong một buổi tiệc mừng thắng lợi, bất ngờ trúng đạn lạc và chết ngay giữa đại sảnh.

Trong khoảng thời gian ba năm ngắn ngủi sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, 18 nhân chứng quan trọng lần lượt tử vong, trong số đó có 6 người bị bắn chết, 3 người chết vì tai nạn xe hơi, 2 người tự sát, 1 người bị cắt cổ, 1 người vị vặn gãy cổ, 5 người đột tử. Trong bài viết đăng trên tờ Sunday Times tháng 2 năm 1967, nhà toán học người Anh đã nói rằng, kiểu xác suất trùng hợp ngẫu nhiên này là một phần 100 triệu tỉ. Từ năm 1963 đến năm 1993, 115 nhân chứng liên quan đến các vụ việc này đã tự sát hoặc bị mưu sát.

Vẫn còn rất nhiều tài liệu, hồ sơ và chứng cứ được Ủy ban Warren giữ kín khiến người ta sinh nghi và theo luật thì mãi đến năm 2039 mới được công bố. Đây là những tài liệu liên quan đến các tổ chức như CIA, FBI, chuyên viên bảo vệ Tổng thống, Cục An ninh quốc gia (NSA), Bộ Ngoại giao, những nhân vật chóp bu của cục hải quân lục chiến. Ngoài ra, FBI và các tổ chức Chính phủ khác cũng bị nghi ngờ có dính líu đến việc hủy hoại chứng cứ.

Tính đến năm 2003, tức là 40 năm sau ngày Kennedy bị ám sát, hãng truyền thông ABC của Mỹ đã thực hiện một cuộc điều tra độc lập, 70% người dân Mỹ cho rằng việc ám sát Tổng thống Kennedy là một âm mưu có quy mô rất lớn.

Việc điều phối và tổ chức ám sát có quy mô lớn như vậy, việc ém nhẹm chứng cứ và nhân chứng cho thấy rõ rằng, sự kiện ám sát Tổng thống Kennedy đã không còn là một cuộc mưu sát bí mật nữa, mà giống như một cuộc hành quyết công khai nhiều hơn hòng dằn mặt các Tổng thống Mỹ với một thông điệp: các vị Tổng thống cần phải biết rằng ai mới là chúa tể thật sự của đất nước này.

Vấn đề là, gia tộc Kennedy cũng là dòng họ thân thuộc của các tập đoàn Ngân hàng quốc tế. Joseph Kennedy – cha của Kennedy – chính là một đại gia phát tài trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929, sau này được Tổng thống Roosevelt bổ nhiệm vào chức Chủ tịch Uy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC) Mỹ. Trước đó, trong thập niên 40, Joseph Kennedy đã được xếp vào hàng ngũ những người giàu nhất nước Mỹ. Nếu không phải là con trai của một đại gia giàu có như vậy, Kennedy khó có thể trở thành Tổng thống theo tín ngưỡng Thiên Chúa giáo đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Vậy Kennedy đã làm gì nên tội với tầng lớp ưu tú thống trị kia để đến nỗi bị giết hại dã man như thế?

Kennedy là một nhân vật tài năng với hoài bão lớn. Ông đã ngồi vào chiếc ghế Tổng thống khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong vụ khủng hoảng đạn đạo ở Cu Ba, ông đã biểu lộ sự kiên định, thái độ dứt khoát rõ ràng, thậm chí ông tỏ thái độ sẵn sàng đối mặt với nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Liên Xô. Cuối cùng, Kennedy đã buộc Nguyên soái Liên Xô – Nikita Sergeyevich Khrushchev – phải nhượng bộ. Kennedy còn tích cực thúc đẩy kể hoạch chinh phục không gian của Mỹ và biến nước này trở thành quốc gia đầu tiên đưa người lên mặt trăng. Cho dù không thể tận mắt chứng kiến thời khắc vĩ đại đó, nhưng Kennedy có một sức lôi cuốn thần kỳ và nó đồng hành cùng tất cả dân chúng Mỹ trong toàn bộ kế hoạch. Ở phương diện vận động thúc đẩy dân quyền, gia tộc Kennedy đã có công sức đóng góp rất lớn. Năm 1962, một sinh viên da đen muốn đăng ký vào trường Đại học Mississippi và gây nên sự phản đối kịch liệt của người da trắng. Lúc này, tất cả mọi ánh mắt của người dân Mỹ đều đỗ dồn vào Tổng thống Kennedy. Họ muốn chứng kiến cách thức mà Tổng thống giải quyết mâu thuẫn này ra sao. Tổng thống Kennedy đã ra lệnh điều động 400 nhân viên chấp pháp liên bang và đội cảnh sát 3000 người để hộ tống người sinh viên da đen này đến trường học. Hành động này đã làm chấn động xã hội nước Mỹ và ngay lập tức, các thanh niên Mỹ đã nô nức tham gia đội quân hòa bình, tình nguyện đi đến các nước thuộc Thế giới thứ ba để hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế và nông nghiệp.

Trong thời gian ba năm nắm quyền ngắn ngủi, Tổng thống Kennedy đã tạo nên những điều kỳ diệu trong xã hội. Với hòi bão lớn và ý chí quyết đoán cộng thêm sự mến mộ của người dân Mỹ cũng như sự kính trọng của các nước trên thế giới, không lẽ Kennedy lại chịu làm một nhân vật bù nhìn?

Một khi muốn thực hiện những điều tốt đẹp cho xã hội và nhân dân, chắc chắn Kennedy sẽ buộc phải đối đầu với những kẻ thống trị hùng mạnh vô hình sau lưng.

Khi mâu thuẫn về quyền phát hành tiền tệ lên đến đỉnh điểm thì có lẽ Kennedy cũng không thể biết rằng, vận đen của ông đã đến.

Ngày 4 tháng 6 năm 1963, Kennedy đã ký sắc lệnh số 11110 cho phép Bộ Tài chính Mỹ dùng bạc trắng dưới bất cứ hình thức nào, bao gồm: bạc thỏi, đồng tiền bạc và đô-la Mỹ bằng bạc để làm cơ sở phát hành “chứng chỉ bạc trắng” (Silver Certificate) và lập tức đưa vào hệ thống lưu thông tiền tệ trên thị trường.

Ý đồ của Kennedy hết sức rõ ràng: giành lại quyền phát hành tiền tệ từ tay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ do các ngân hàng trung ương tư hữu chi phối. Nếu kế hoạch này được thực thi thì Chính phủ Mỹ sẽ từng bước thoát khỏi cảnh “vay tiền” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với mức lãi suất cao ngất ngưởng. Như vậy, đồng tiền được bảo đảm bằng bạc trắng không phải là tiền nợ mà là “tiền thực” – thành quả lao động của dân chúng tạo nên. Sự lưu thông của “chứng chỉ bạc trắng” sẽ từng bước làm suy giảm dòng lưu thông của “đồng đô-la” do Cục Dự trữ Liên bang phát hành, và rất có thể sẽ khiến cho ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang phá sản.

Nếu mất đi quyền không chế phát hành tiền tệ, các nhà Ngân hàng quốc tế sẽ mất đi phần lớn sức ảnh hưởng đối với của cải của đất nước này. Đây là vấn đề cơ bản của việc sống chết tồn vong.

Nếu muốn làm rõ lý do và ý nghĩa của sắc lệnh Tổng thống số 11110, chúng ta cần phải tìm hiểu về lịch sử thăm trằm của đồng đô-la Mỹ.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 7.

Đọc tiếp:

Nhận xét