Chiến tranh và sự suy thoái: Mùa bội thu của ngân hàng quốc tế - phần 8

Chích nổ bong bóng năm 1929: Lại một hành động “xén lông cừu”

Từ năm 1929 đến năm 1933, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã siết chặt 1/3 lượng lưu thông tiền tệ nhằm tạo ra một cuộc đại suy thoái – Milton Friedman

Sau hội nghị bí mật, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York lập tức bắt tay vào hành động, giảm lãi suất từ 4% xuống 3,5%. Chỉ trong năm 1933, họ đã phát hành thêm 60 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên. Các ngân hàng này dùng phiếu của mình để làm thế chấp. Nếu được hoán đổi sang vàng thì khoản tiền này sẽ nhiều gấp 6 lần tổng lượng vàng lưu thông trên toàn thế giới lúc bấy giờ!

Lượng đô-la phát hành thông qua phương thức này cao gấp 33 lần so với lượng tiền được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tung ra trước đó! Điều khiến người ta kinh ngạc hơn là, năm 1929, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York lại phát hành thêm 58 tỉ đô-la cho các ngân hàng thành viên vay!

Thị trường cổ phiếu New York thời đó cho phép các nhà đầu tư mua vào lượng cổ phiếu bằng 1% vốn, nếu có nhu cầu họ có thể vay thêm của ngân hàng. Trong khi đang nôn nóng khó chịu thì các ngân hàng nắm giữ tín dụng hạn ngạch lớn lại gặp được nhà đầu từ đói khát tham lam. Quả là chẳng khác gì cảnh “buồn ngủ gặp chiếu manh.”

Ngân hàng có thể vay tiền từ Cục Dự trữ Liên bang với mức lãi suất 5% và cho các nhà đầu từ chứng khoán vay lại với lãi suất 12%. Như vậy, họ có thể hưởng mức chệnh lệch lãi suất 7% một cách ngon lành!

Lúc này, thị trường cổ phiếu New York có muốn không tăng giá cũng không được.

Người dân Mỹ lúc này bị kích động đem hết mọi của cải tích lũy có được để “đầu tư” vào thị trường cổ phiếu. Thậm chí ngay cả các chính trị gia ở Washington cũng bị các trùm tài chính phố Wall kích động. Trong một buổi nói chuyện chính thức, Melo – Bộ trưởng Tài chính – đã đảm bảo rằng, thị trường cổ phiếu vẫn chưa quá cao. Tổng thống Coolidge cũng xác nhận rằng, việc mua cổ phiếu lúc này vẫn đang rất tốt.

Tháng 3 năm 1928, khi trả lời chất vấn tại Thượng nghị vị về mức lãi suất cho vay đối với các nhà đầu từ chứng khoán, Chủ tích Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã trả lời rằng: “Không thể nói chính xác các khoản vay của nhà đầu tư chứng khoán có quá cao hay không, nhưng tôi chắc chắn họ là những người an toàn và bảo thủ.”

Ngay sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu loại bỏ chính sách buông lỏng tiền tệ được thực hiện từ năm 1927, ngày 6 tháng 2 năm 1929, Norman – Chủ tích Ngân hàng Anh đã bí mật đến Mỹ. Các nhà Ngân hàng Anh dường như đã thực hiện xong mọi công tác chuẩn bị cho một sự kiện lớn, và thời cơ để phía Mỹ ra tay cũng đã đến.

Tháng 3 năm 1929, tại đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng quốc tế, Paul Warburg – bậc thầy tài chính của Mỹ - đã cảnh báo rằng: “Nếu như sự tham lam không kiểm soát này tiếp tục thì nguy cơ khủng hoảng nổ ra không chỉ đánh vào các nhà đầu tư, mà còn khiến cho cả nước Mỹ rơi vào thảm họa suy thoái.”

Paul vốn là người luôn giữ được thái độ trầm tĩnh trong suốt những năm tháng mà “sự tham lam không được kiểm soát” ngự trị, và bây giờ lại đột ngột nhảy ra cảnh báo nguy cơ khủng hoảng. Tờ New York Times lập tức cho đăng bài phát biểu của Paul, và trong tích tắc, bài báo đã gây nên một cơn khủng hoảng trên thị trường tài chính.

Ngày 20 tháng 4 năm 1929, giới tài phiệt ngân hàng ra phán quyết “khai tử” đối với thị trường cổ phiếu. Tờ New York Times ngày hôm đó đã phát đi một thông tin quan trọng:

Ủy ban tư vấn liên bang họp kín tại Washington

Ủy ban Tư vấn Liên bang đã xây dựng khung nghị quyết và giao cho Hội đồng quản trị của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, nhưng mọi thông tin liên quan đến việc này vẫn được giữ kín. Các động thái tiếp theo của Ủy ban Tư vấn Liên bang và Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang vẫn chưa được tiết lộ. Cách thức bảo mật thông tin của lần họp kín này hết sức nghiêm ngặt. Các phóng viên chỉ nhận được những câu trả lời nửa vời.

Ngày 9 tháng 8 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất cho vay lên mức 6%. Ngay lập tức, Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York cũng tăng lãi suất cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Các nhà đầu tư chứng khoán chỉ còn cách bỏ chạy lấy người. Thị trường cổ phiếu sụt giá một cách thê thảm chẳng khác gì cảnh vỡ đê.

Trong suốt tháng 10 và 11, khắp các sàn chứng khoán chỉ thấy mỗi lệnh bán. Khối tài sản trị giá 160 tỉ đô-la trong nháy mắt đã tan thành mây khói. Xin lưu ý rằng, 160 tỉ đô-la là một khoản tiền lớn, gần như tương đương với tổng vật tư khổng lồ mà nước Mỹ đã sản xuất được trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Một nhà đầu tư chứng khoán của phố Wall đã miêu tả vụ “vỡ đê” đó như thế này: “Theo một kế hoạch được dàn xếp chính xác, lượng cung ứng cho vay để đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường tiền tệ New York đột ngột giảm mạnh đã gây ra cuộc khủng khoản tài chính năm 1929. Trên thực tế, đây là hành động “xén lông cừu” đã được các trùm tài chính quốc tế tính toán nhắm vào công chúng.”

Đối mặt với nền kinh tế Mỹ ảm đạm, ngày 4 tháng 7 năm 1930, tờ New York Times không khỏi bùi ngùi khi đăng tải những dòng như thế này: “Giá nguyên vật liệu đã rơi xuống mức của năm 1913. Do dư thừa lao động, tiền công sụt giảm mà đã có tổng cộng 4 triệu người thất nghiệp. Vì khống chế được Ngân hàng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ New York và Hội đồng quản trị Cục Dự trữ Liên bang nên Morgan đã khống chế được cả hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.”

Phố Wall không ngừng áp dụng tạo ra khủng hoảng tài chính để loại bỏ các phần từ đối lập. Từ năm 1930 đến năm 1933, tổng cộng đã có 8.812 ngân hàng phải đóng cửa. Do từng tỏ thái độ bằng vai phải lứa với năm đại gia tài chính ở New York đồng thời không chịu vay nợ từ hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nên phần lớn các ngân hàng vừa và nhỏ đã phải nối đuôi nhau phá sản.

Trích Song Hong Bing, Chiến Tranh Tiền Tệ Phần 1, Chương 4.

Đọc tiếp:

Nhận xét