Bài đăng

Châu Âu hỗn loạn - phần 14

Cuộc chiến tiền tệ dẫn đến sự sụp đổ của nước Cộng hòa Weimar Siêu lạm phát ở Đức Rốt cuộc, đồng mark Đức đã bị phá hủy như thế nào? Nói một cách dễ hiểu thì thủ đoạn đơn giản nhất để phá hủy một loại tiền tệ là phát hành quá nhiều. Việc phát hành quá mức này có thể được thực hiện theo nhiều cách. Thứ nhất, Ngân hàng Trung ương tự phát hành quá nhiều tiền. Thứ hai, các ngân hàng tư nhân tạo ra tín dụng và tiền quá mức. Thứ ba, các nhà đầu cơ tiền tệ trên thị trường sử dụng thủ đoạn "bán khống triệt để" với quy mô lớn để phá hủy giá trị của một loại tiền tệ quốc gia. Hiệu quả của nó tương đương với việc các nhà đầu cơ tiền tệ phát hành tiền tệ với số lượng lớn. Trên thực tế, vào tháng 5 năm 1922, khi Ngân hàng Đế quốc Đức rơi vào tay các chủ ngân hàng quốc tế, ba hình thức phát hành quá mức tiền tệ trên đã xuất hiện cùng một lúc. Xét theo tình huống thứ nhất, việc in tiền giấy quy mô lớn của Ngân hàng Đế quốc Đức là sự thực, nhưng không phải để chính phủ trả các khoản nợ n

Châu Âu hỗn loạn - phần 13

Châu Âu hỗn loạn - phần 12

Châu Âu hỗn loạn - phần 11

Châu Âu hỗn loạn - phần 10

Châu Âu hỗn loạn - phần 9

Châu Âu hỗn loạn - phần 8

Châu Âu hỗn loạn - phần 7

Châu Âu hỗn loạn - phần 6

Châu Âu hỗn loạn - phần 5