NÓI DỐI


Nói dối(nói láo) hiểu một cách đơn giản là nói không đúng với những gì ta nghĩ trong đầu.

Nói dối bao gồm:
Một phần, toàn phần, nói dối để bịa đặt từ không thành có, nói dối có lợi, nói dối có hại, tức là người ta có thế chia thành nhiều thành phần.

Vậy thì căn nguyên của sự nói dối nằm ở đâu?

Con người ta xét về tâm lý nó đều ngự trị bởi 6 yếu tố:
  1. Động cơ hành động
  2. Thế giới quan(cách nhìn nhận thế giới xung quanh)
  3. Sự tự vệ
  4. Cảm xúc
  5. Khí chất
  6. Tính cách
Cho nên người ta nói dối có 6 nguyên nhân đó(nói dối chính mình, nói dối người dối diện).
- Nguyên nhân đầu tiên là từ động cơ mà ra, động cơ nói dối để cho người đối diện vui lòng, 
nói dối để lừa người ta, nói dối chính mình động cơ là muốn mình tròn trịa lại(tốt đẹp trong mắt người khác).
- Nói dối thứ 2 là do thế giới quan, tôi nhìn vấn đề này khác anh nhìn, nhưng để an toàn cho tôi "tôi đồng quan điểm với anh". thực chất là nói dối cho nó an toàn.
- Để giữ lại cái tròn trịa cho bản thân nó gọi là nhu cầu an toàn(sự tự vệ), thì nói thật làm gì cho nó mệt.
- Nói dối mang lại cảm xúc tốt cho người đối diện hoặc là đè cảm xúc người ta xuống, thành ra nói dối nó là 1 công cụ để điều khiển cảm xúc người khác, điều khiển cảm xúc chính mình "mình khổ có thằng khổ hơn".
- Khí chất, người ta sinh ra đã có thói quen nói dối, không cần nói dối cũng nói dối.
- Cá tính, bạn lặp đi lặp lại nó tạo thành thói quen bạn không cưỡng được.

Vậy thì nói dối chính mình có 6 nguyên nhân, nói dối người khác có 6 nguyên nhân và nguyên nhân nhiều nhất là do tự vệ cho nên cái hình thái ra bên ngoài:
  • Nói dối để không bị phạt (tại sao đi trễ, dạ kẹt xe)
  • Nói dối để làm tròn trịa mình
  • Nói dối để nâng lòng tự trọng mình lên
  • Nói dối để vì rất sợ mất một cái gì đó
  • Nói dối để điều chỉnh hành vi người khác
  • Nói dối để bảo vệ người khác
  • Nói dối để lợi dụng người khác
Cho nên có 2 cái tốt xấu nó xen vào với nhau.

Nếu xét theo tiêu chí có lợi và có hại thì cái gì cũng có 2 mặt.

Nói dối sẽ có lợi trong những trường hợp như sau:
  • Bảo vệ sự riêng tư
  • Là công cụ để trị những người thô lỗ
  • Nói dối vô hại(truyện cổ tích)
Nói dối có hại:
  • Nói dối 1 cách trơ trẽn, mất hết hình thái thương hiệu cá nhân
  • Nói dối thành cá tính, thành thói quen thì cả đời không ngóc lên được
  • Nói dối có động cơ xấu(nhập hàng về cắt cái mác đi xong nói là made in vietnam) không thể chấp nhận được.
Về nguyên tắc, tuyệt đối cố gắng đừng nói dối, vì nói dối nó tạo ra hình ảnh bản thẩn vẽ hình ảnh của mình trong não người khác. Vẽ mãi thì người ta mặc định bất kể có lợi hay hại thì khi đó anh nói thật người ta không tin nữa, vì nó thành thương hiệu rồi.

Nói dối đạt tới chỉ sổ nghệ thuật hãy nói tức là nói dối có lợi mà không nhận ra mình nói dối, và từ cái nói dối đó nó sinh ra khái niệm nói dối cấu tao nên chữ chân thành,cho nên chân thành là vũ khí tối thượng đệ hạ người đối diện.

Mà chân thành nó có thành tố của nói dối và nói thật.
Chân thành có 2 loại:
  1. Chân thành thông minh - đã nói là nói thật, đã không nói là không nói vì quyền nói là quyền mình.
  2. Chân thành ngu đần - bằng cách nói dối.
"Khen láo còn hơn chê thật" người ta muốn nhấn 1 tí ở độ lợi hại của nói dối nhưng mà nó phải nằm trong cái vùng ấy.
Người đời nói dối mình vì người ta lợi dụng 6 cái giác quan tâm lý của mình.
Mình hám lợi - nó nói dối mình dính đòn.
Mình khói nịnh, khói tròn trịa, khói khen - nó nói dối khen một phát dính đòn tự vệ.
Mình nói ra một cái gì đó - nó đồng quan điểm luôn, nó xuôi theo luôn mà quan điểm của mình chưa chắc đã đúng.
Cho nên là vô cùng đại họa nếu mình nhận sự nói dối từ kẻ khác. Vậy thì cố gắng nhận diện đọc được thằng nói dối mà không lành mạnh trước mặt mình.

Kết luận: nó thật luôn luôn đem lại một sức khỏe tốt, ngoài tất cả các yếu tố lợi hại khác, vì nó không phải tìm cách đồng bộ hóa các yếu tố khác để nó khớp với chi tiết nói dối, nó mệt mỏi, nó hại sức khỏe.

*Tài liệu trên tham khảo từ: Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương.

Nhận xét