Đàn ông có nhất thiết phải làm việc lớn không?

Đàn ông có nhất thiết phải làm việc lớn không?
Đàn ông có nhất thiết phải làm việc lớn không?
    
    Có câu nói nổi tiếng: "Đang làm việc mới đẹp đẽ làm sao". Quả thật, người đàn ông rất lưu luyến việc làm và cũng mang tâm trạng rất phức tạp đối với việc làm. Không phải ngẫu nhiên mà như thế. Những công trình khai quật di tích nền văn minh cổ đại đã cho thấy, những chiếc rìu đá là công cụ tổ tiên loài người dùng để săn bắn, những mảnh mai rùa nhẵn thín có lỗ ở giữa là đồ trang sức của người đàn ông cổ xưa trong tấm khố da thú tặng cho người đàn bà thân yêu của họ.

Bắt đầu từ việc bị sa thải

    Một người đàn ông bị sa thải, tức là mất đi chỗ dựa của cuộc sống, kèm theo đó là thu nhập bị thiếu hụt, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, tương lai rất mờ mịt, bản thân không được sáng sủa như trước, thậm chí không còn lý do tồn tại trên thế giới này. Họ có thể là người yêu, người chồng, người cha, người anh em hay một người được tôn trọng trong cộng đồng, nhưng khi mất việc thì họ thấy hoang mang bối rối.

    Thất nghiệp là hiểm họa lớn của đàn ông, thậm chí là hiểm họa suốt đời.

Đàn ông cần có việc làm

    Việc làm là phương tiện mưu sinh chính và quan trọng của con người, hơn nữa đàn ông cần nuôi sống gia đình. Cuộc điều tra về thái độ đối với cuộc sống của đàn ông cho thấy, 80% đàn ông có gia đình cho rằng cái quan trọng nhất trong đời là "việc làm của tôi". Khi trả lời câu hỏi cái gì đáng ghét nhất thì ít nhất cũng có một nữa người trả lời "công việc của tôi". Đây quà thật là một hiện tượng kỳ lạ, nói lên hoàn cảnh trớ trêu của người đàn ông hiện đại, nó khiến đàn ông cảm thấy bâng quơ và đau buồn.
    
    Nguyên nhân máu chốt khiến đàn ông hăng say làm việc không phải là tiền, cũng không phải vì phụ nữ, mà đàn ông làm việc vì nhu cầu của chính bản thân họ. Có thể nói, đàn ông thông qua làm việc để thê hiện giới tính của bản thân.

    Điều này nhiều người phụ nữ không hiểu, cho nên sự thiếu hiểu biết của phụ nữ về vấn đề này thường khiến đàn ông bực mình thậm chí chán ngán họ. Cho nên, khi việc làm lâm vào cuộc khủng hoảng thì vấn đề hôn nhân rất có thể sẽ nẩy sinh. Người đàn ông cảm thấy buồn bực, bị ức chế thần kinh, cho nên, việc phụ nữ làm lúc này là tránh tranh cãi, quan tâm săn sóc chồng nhiều hơn. Khi xuất hiện vấn đề bực tức, nên cố né tránh, đây là thời khắc thử thách người phụ nữ có giỏi giang hay không. Khi đàn ông có chuyện, phụ nữ hãy cố gắng đợi họ giải quyết xong vấn đề việc làm hãy trình bày ý kiến của mình, cho đến khi cuộc khủng hoảng tiêu tan, chàng vẫn cần sự ủng hộ và tham khảo ý kiến của vợ.

Huyền thoại đàn ông: sự nghiệp và thành tựu

    Phần trên đã nói về mối quan hệ huyền bí giữa đàn ông với việc làm, nếu phụ nữ thật sự hiểu được điều này thì sẽ có khả năng tôn trọng đàn ông thật sự. Việc làm mang lại cho đàn ông trí tuệ, lòng tự trọng và sự giải thoát, nên họ luôn luôn lấy nghề nghiệp đánh giá bản thân và người khác, việc làm càng có tầm quan trọng bao nhiều thì bản thân họ càng hiển hách và vinh quang bấy nhiêu.

    Cuộc điều tra "nếu được lựa chọn lại nghề hiện nay, ông có chọn nghề cũ không" rất thú vị, và nói lên rất nhiều vấn đề. Tỷ lệ trả lời ở nhà toán học là 90%, luật sư 80%, nhà báo là 82%. Có thể nói những nghề này "khá sang trọng", nên tỷ lệ chấp thuận của đàn ông rất cao, còn một số nghề khác thì không được như thế, ví dụ tỷ lệ tự nguyện chọn lại nghề của công nhân lành nghề nhà máy in là 52%, công nhân không lành nghề ở nhà máy ô tô là 16%.

    Sự lựa chọn này của đàn ông thể hiện phong cách hết sức thực tế của họ, đó là điều tất nhiên của bản thân cơ cấu cuộc sống. Trong thế giới đàn ông, mọi việc đều liên quan đến việc làm của họ. Đàn ông và việc làm của đàn ông xoắn xuýt vào nhau không thể cắt rời ra được, vì ngôi nhà của họ, xe cộ của họ, hiệp hội họ tham gia, các loại danh dự họ đạt được qua sự phấn đấu của bản thân, nhất là sự hoàn chỉnh nội tâm đều được duy trì bằng việc làm. Hơn nữa, tất cả những thứ ấy không chỉ là tài sản của họ, mà còn là phương tiện để họ nhận họ là ai.

    Đàn ông cần phải làm việc lớn, quan niệm này thịnh hành từ cuộc cách mạng công nghiệp. Không chỉ đàn ông nghĩ như thế, mà phụ nữ càng nghĩ như thế. Có thể nói, đó là kết quả đàn ông bị phụ nữ thao túng. nếu đàn ông không làm việc lớn, lại không thành đạt nữa, thì không được gọi là đấng mày râu. Đấy đúng là một chuẩn mực xã hội tàn nhẫn.

    Cho nên nếu nói câu "việc làm là thế giới của đàn ông" thể hiện lòng kiêu kỳ của đàn ông, thì thà nói rằng đó là kết quả xúi bẩy và mê hoặc đàn ông bao nhiêu năm qua. Sau khi hình thành sự phân công xã hội, sự phân công đó bèn trở thành "bản thiết kế" của cỗ máy xã hội khổng lồ đang vận hành, một khi "mẫu mã" của cỗ máy này không thay đổi, thì khó mà thay đổi bản thiết kế của nó.

Người đàn ông diên cuồng làm việc

    Một trong những hiệu ứng quan trọng về huyền thoại đàn ông với việc làm là sinh ra đàn ông điên cuồng làm việc. Có thể khẳng định, đàn ông điên cuồng làm việc nhiều gấp không biết bao nhiêu lần phụ nữ điên cuồng làm việc. Lối sống của người điên cuồng làm việc là như thế này: mỗi ngày họ ở trong phòng làm việc 12-14 tiếng đồng hồ, không biết thứ 7 chủ nhật là gì, cũng không biết nghỉ phép nghĩa là làm sao. Họ không có cuộc sống gia đình bình thường, thậm chí không có gia đình. Họ không bao giờ sống yên ổn, nhưng thường rất sôi nổi, không có thời gian chơi thể thao hoặc thư giản bản thân. Giải trí duy nhất của họ là ăn cơm, uống nước và ngủ, mà ngủ cũng không được sâu.

    Nguyên nhân gây nên "chứng bệnh" này có nhiều cách giải thích: nào là do cá tính hiếu thắng, nào là do chuẩn mực đấng mày râu, nào là biểu hiện của hình thức cố tình tự giác vô thức. Trên thực tế, nó là biểu hiện cực đoan của huyền thoại đàn ông.

    Điên cuồng làm việc nguy hại rất lớn. Những người đàn ông làm việc liên tục lâu dài hay mắc bệnh tim và não, ngoài ra có thể mắc bệnh viêm đường ruột, đau khớp, cao huyết áp, hút chích ma túy, tâm thần, liệt dương. Nguyên nhân gây bệnh không phải do tính chất công việc mà do thái độ đối với công việc. Dù họ ngừng làm việc cũng không thể loại bỏ căn bệnh này, đến ngày về hưu và chết thì họ phát hiện mình vẫn bị chôn chặt trong thói quen làm việc.

Những người đàn ông cùng phòng làm việc

    Người đàn ông nào cũng muốn làm nên sự nghiệp, nhưng cương vị "sang trọng" và "lãnh đạo" thì có hạn. thế là giữa cánh đàn ông không tránh khỏi nổ ra cuộc cạnh tranh. Những người đàn ông cùng phòng làm việc có mối quan hệ tế nhị. Giữa họ, hợp tác và cạnh tranh mãi mãi là anh em sinh đôi. Đứa con trai mới đến làm việc đã nổi bật lên, người đàn ông ở phòng đối diện rất xuất sắc, và có đứa khác chỉ chờ thời cơ đến là xông ra... trước những mối đe dọa đó, người đàn ông trở nên căng thẳng hơn và cẩn thận hơn như gặp con sư tử trong cánh rừng già.

    Dù cuộc "chiến" giữa đàn ông bé nhỏ như thế nào đi chăng nữa, thì niềm vui chiến thắng vẫn âm vang mãi mãi. Có người hình dung một ngày làm việc của đàn ông đầy dẫy những nguy cơ, mỗi nguy cơ đều mang lại cái được hoặc cái mất. Thực ra, những nguy cơ này rất nhỏ mọn, nhưng tích tiểu thành đại, niềm vui do nó mang lại không kém gì niềm phấn khởi thắng một canh bạc. Hiện tượng này có thể nói là một sự bù đắp cho nổi thất vọng và chán chường. Niềm vui chiến thắng thử thách xuất phát từ nội tâm, còn thử thách đó có ghê gớm hay không lại là chuyện khác, không có gì quan trọng cả. Đàn ông tuy ngày càng mất đi ảo tưởng đối với công việc của mình, nhưng họ cảm thấy hết sức thỏa mãn sau một ngày làm lụng vất vả.

    Nhưng đối với phần lớn đàn ông, thắng lợi chưa hẳn là sự đền đáp chủ yếu từ công việc, vì dốc hết sức lực và tâm trí để giành thắng lợi không khác gì đã chơi hết mình vậy, tuy vui vẻ đấy nhưng cũng rất mệt người.

Người thầy trong sự nghiệp

    Người đàn ông có nhiều tấm gương, họ coi những tấm gương này là kinh điển thành công chỉ đạo sự nghiệp của họ tiến triển.

    Có người hình dung thế hệ hiện nay là thế hệ không có bố. Khi họ muốn tìm tấm gương trong quá trình tiến vào thế giới người lớn thì bố lại vắng nhà, nên không có thầy để noi theo; nhưng bố ở nhà, họ lại thấy ông quá ư là nhút nhát và lạc hậu, không xứng đáng để họ noi gương.

    Trong xã hội hiện đại này, quan hệ giữa con người với con người không được mật thiết cho lắm, nhịp sống lại gấp gáp đến chống mặt, xây dựng tình bạn đã khó nói chi đến thầy hiền!

    Trong quá trình trưởng thành, con người thường khao khát tìm được một người thầy hiền. Ở trường thì học tài năng lãnh tụ ở các bạn, tiếp thu kiến thức qua thầy cô, khi bước vào công sở thì được sự chỉ dẫn hướng phát triển nghề nghiệp của các bậc cao niên. Đáng tiếc là những nhân vật như thế này vừa xuất hiện đã biến mất, bản thân họ cũng chưa có ý thức xây dựng tình cảm hoặc qua tiếp xúc một thời gian đã lấy làm thất vọng bởi khiếm khuyết của các nhân vật này. Những người thầy hết sức có ích cho sự nghiệp và mơ ước của chúng ta.

    Một người đàn ông vào nghề, không có kinh nghiệm, hơn nữa địa vị thấp kém, sự hướng dẫn của thầy hiền giúp họ vững bước đi lên.

    Về tâm lý, thầy hiền không những khẳng định sự cố gắng của bản thân họ, mà còn là một tấm gương để họ noi theo, thậm chí ủng hộ họ về mặt tình cảm. Nhưng trong cuộc sống hiện thực, muốn xây dựng mối quan hệ với thầy hiền không đơn giản tý nào, vì giữa thầy trò có mối quan hệ tình cảm, nếu xử sự không thỏa đáng mối quan hệ này sẽ biến thành cuộc cạnh tranh và sự rạn nứt, làm cho cả hai bên đều cảm thấy khó xử và đau khổ.

    Ngoài sự mong đợi có được sự chỉ dẫn nghề nghiệp ở thầy hiền, chúng ta còn mong thầy hiền có thể bù đắp nổi thiệt thòi "thiếu vắng bố" của chúng ta, chính vì vậy mà trong quá trình tìm kiếm được thông cảm và hiểu lòng mình vừa sợ thổ lộ tâm nguyện ấy ra, rồi không dám dấn lên một bước.

- Sử Uy Sinh

Nhận xét